eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Cây nàng nàng còn được gọi là cây trứng ếch. Thảo dược này có công dụng trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, kiện tinh, làm mạnh gân xương. Liều dùng 6 – 12g mỗi ngày dưới các dạng thuốc sắc, tán bột hay ngâm rượu tùy theo từng bệnh. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng của cây nàng nàng.
É lớn đầu bổ ở nước ta, cây mọc hoang ở các bãi cỏ, bờ bụi ven rạch. Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến É lớn đầu bổ qua bài viết này nhé.
Rau đắng đất được sử dụng để chữa trị sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, viêm gan vàng da, dị ứng mẩn ngứa, ăn không tiêu, u nhọt… Nắm rõ các thông tin và cách sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, an toàn.
É dùi trống ở nước ta, thường gặp trong các ruộng mùa khô, dọc đường đi vùng đồng bằng miền Trung. Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Đương quy được nhập trồng vào đầu những năm 60 hiện nay phát triển trồng ở Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Ta dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Cây tiết dê là một trong những vị thuốc mát bổ, có thể chế biến thành dạng thạch để dùng hàng ngày. Ở bài viết này eLib.VN xin giới thiệu tới các bạn chi tiết cách dùng cây tiết dê làm thuốc.
Ở nước ta, Đuôi trâu thường mọc ở trong các rừng thường xanh và rụng lá, các savan, và dọc các bờ sông suối, giữa cao độ 200 và 1700m. Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Đuôi công hoa trắng ở nước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình; trồng bằng cành ở nơi ẩm mát. Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Đuôi công hoa đỏ được trồng và thuần hoá ở các xứ nhiệt đới, nhất là ở các nước Đông Dương, thường gặp ở trạng thái hoang dại ở nhiều nơi. Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tìm hiểu về công dụng, liều dùng, phân bố của cây khế rừng qua bài viết dưới đây.
Đuôi chuột vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm. Thu hái toàn cây quanh năm. Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Để biết được công dụng trong y học của cây Đuôi chuột mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cây của vùng Viễn Đông. Khá phổ biến khắp nước ta, thường thấy trong các thảm cỏ cây bụi khô, rừng tre từ Lào Cai đến Lâm Đồng; Vũng Tàu cho tới Tây Ninh. Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh. Mời các bạn cùng tham khảo thêm về Đuôi chồn tóc qua bài viết sau.
Mã thầy hay Củ năng là vị thuốc được sử dụng phổ biến với công dụng thanh nhiệt, tiêu tích, giải độc, mát gan, dạ dày. Ngoài ra, củ Mã thầy cũng được sử dụng để nấu chè, hầm dạ dày lợn hoặc dùng ăn như món tráng miệng. Mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về công dụng, chức năng trong y học của mã thầy nhé.
Ở nước ta, Đuôi chồn Nam Bộ mọc trên đất có đá, trong các rừng thông tới độ cao 500m, từ Ninh Thận (Cà Ná) tới Bà Rịa (Núi Dinh). Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Ở nước ta, Đuôi chồn màu thường gặp trong các đồi cỏ, trên bờ các sông, dọc đường đi, ở vĩ độ thấp, từ Hoà Bình cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Rau mùi tây là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng nước, chất khoáng và vitamin cao. Nhờ chứa những thành phần có lợi, thảo mộc xanh ngọc lục này có tác dụng lợi tiểu và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Không những thế, chúng còn giúp ngăn ngừa các tác động thoái hóa của bệnh tiểu đường lên gan và hỗ trợ làm giảm viêm sưng do viêm khớp gây nên.
Người ta thường gặp chúng trong các rừng thưa, dựa đường, trong các sinh cảnh hở, trên đất nghèo do nương rẫy, tới độ cao 1000m từ Thừa Thiên - Huế tới Lâm Đồng. Ở Lào, Đuôi chồn lá tim người ta dùng lá, hãm lấy nước diệt giòi trong các vại muối mắm cá. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Đuôi chồn hoe ở nước ta, thường gặp cây Đuôi chồn hoe trong các rừng thưa, rừng thông, ở chân núi, trong các savan, trên đất đỏ bazan, tới độ cao 1200m, từ các tỉnh Tây Nguyên tới Đồng Nai, Tây Ninh. Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Theo Đông Y, thương lục có tính lạnh, vị đắng và có độc, có thể dùng để cải thiện triệu chứng xơ gan cổ trướng, thông đại tiểu tiện hoặc tiêu thũng. Ngoài ra, dược liệu tự nhiên này còn được dùng để chữa ngực bụng đầy trướng và một số bệnh lý khác.
Đuôi chồn chân thỏ rất phổ biến ở vùng Viễn đông và khắp nước ta, nhất là trong các savan cỏ và các bãi cỏ vùng đồi núi, ở trong rừng thưa, từ vùng thấp tới vùng cao 2000m. Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ân Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.