Đuôi chồn hoe - Trị bệnh về da
Đuôi chồn hoe ở nước ta, thường gặp cây Đuôi chồn hoe trong các rừng thưa, rừng thông, ở chân núi, trong các savan, trên đất đỏ bazan, tới độ cao 1200m, từ các tỉnh Tây Nguyên tới Đồng Nai, Tây Ninh. Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Đuôi chồn hoe, Đậu ban - Uraria rufescens (DC.,) Schimder thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây bụi có khi mọc bò, có thân và nhánh mảnh, phân nhánh, có lông nhung. Lá chét 3, có khi 1 về phía ngọn thân, hình trứng bầu dục, tròn hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới, gân phụ 11 - 15 cặp, lá kèm 8 - 10mm. Chuỳ hoa phân nhánh, gồm 3 - 6 chùm đơn, thưa 15 - 25cm; lá bắc 7 - 9mm, đài dài 3mm, ống 1mm; cánh hoa lam nhạt hay tím, bầu 2 - 3 lần ngắn hơn vòi, có lông mềm, chứa 5 - 8 noãn. Quả thường thò ra, hơi có lông mềm với lông đơn bào, chia 5 - 6 đốt.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây hoặc lá - Herba seu Folium Urariae Rufescentis.
3. Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp cây Đuôi chồn hoe trong các rừng thưa, rừng thông, ở chân núi, trong các savan, trên đất đỏ bazan, tới độ cao 1200m, từ các tỉnh Tây Nguyên tới Đồng Nai, Tây Ninh.
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da;
Còn ở Ân Độ, người ta dùng nước sắc lá cùng với những vị thuốc khác trong trường hợp bị sốt.
Trên đây là một số thông tin về cây Đuôi chồn hoe mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.