Đuôi chồn Nam Bộ - Lọc máu
Ở nước ta, Đuôi chồn Nam Bộ mọc trên đất có đá, trong các rừng thông tới độ cao 500m, từ Ninh Thận (Cà Ná) tới Bà Rịa (Núi Dinh). Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Đuôi chồn Nam Bộ - Uraria cochinchinensis Schindler, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
1. Mô tả
Cây dưới bụi cao 0,6 - 1m, thân có lông phún vàng vàng. Lá chét 1, mỏng, có lông, hình tim, dài 7 - 11cm, rộng 5 - 8cm, hình tim ở gốc, nhọn sắc ở đầu, có lông lún phún ở cả hai mặt, gân bên 8 - 10 đôi; cuống 3 - 7cm, cuống nhỏ 2 - 4mm; lá kèm hình dùi, dễ rụng. Cụm hoa chùm ngắn, 10 - 15cm, ít rậm, phân nhánh, rồi thưa, phủ lông trắng; hoa nhỏ khó thấy trong cả cụm hoa lởm chởm; cuống hoa 2mm, về sau dài tới 2cm trên quả; lá bắc mau rụng; đài hình chuông, có lông mi; tràng hoa vàng vàng; bầu có 3 - 5 noãn. Quả có 3 - 5 đốt hình mắt chim, hõi có lông mềm, màu nâu, ðốt hình khiên, hạt hình tim, 2,5mm.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Urariae Cochinchinensis
3. Nơi sống và thu hái
Loài gặp ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất có đá, trong các rừng thông tới độ cao 500m, từ Ninh Thận (Cà Ná) tới Bà Rịa (Núi Dinh).
4. Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu.
Trên đây là một số thông tin về cây Đuôi chồn Nam Bộ mà eLib.VN đã tổng hợp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y