Bệnh viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là tình trạng một cấu trúc giống như túi nằm bên trong hoặc giữa, cạnh đầu dưới của gối có thể bị viêm. Túi này được gọi là bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng. Đây là nơi ba gân khác nhau của đùi gắn vào phía dưới đầu gối. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Một cấu trúc giống như túi nằm bên trong hoặc giữa, cạnh đầu dưới của gối có thể bị viêm. Túi này được gọi là bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng. Đây là nơi ba gân khác nhau của đùi gắn vào phía dưới đầu gối. Túi này có thể bị viêm, được gọi là viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng hoặc viêm gân. Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng thường xuất phát từ các gân bị yếu hoặc co cứng, dẫn đến tình trạng viêm nơi gân gắn vào.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là:

Đau từ từ tăng dần bên trong đầu gối hoặc ở giữa xương cẳng chân, khoảng 5–7,6cm dưới khớp gối. Đau tăng lên khi tập thể dục hoặc leo cầu thang.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Sử dụng quá mức nhóm cơ đùi sau, đặc biệt ở các vận động viên có các cơ đùi sau bó chặt là một nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng. Các vận động viên điền kinh thường xuyên bị ảnh hưởng nhất. Luyện tập không đúng cách, chạy nhanh và mạnh cũng có thể gây ra bệnh này. Bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng bởi chấn thương như một lực đánh trực tiếp đến khu vực này của đầu gối. Một tổn thương hỗn hợp các mô tại khu vực này dẫn đến gia tăng giải phóng dịch khớp ở lớp lót của bao hoạt dịch. Các bao hoạt dịch sau đó trở nên viêm, nhạy cảm hoặc đau đớn.

Bất cứ ai bị viêm xương khớp gối cũng có nguy cơ gia tăng tình trạng này. Ở một số người, sự phối hợp của chi dưới có thể là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Đầu gối hoặc xương chày vẹo ra ngoài hoặc bàn chân phẳng có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng.

4. Nguy cơ mắc phải

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng như:

  • Các kỹ thuật luyện tập không thích hợp như bỏ qua kéo giãn, chạy lên đồi quá cao và tăng đột ngột khoảng cách;
  • Cơ bắp kheo bó chặt;
  • Béo phì;
  • Gối hoặc cẳng chân vẹo ra ngoài;
  • Viêm khớp do loãng xương đầu gối;
  • Rạn nứt sụn trung gian.

5. Chẩn đoán & Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Chẩn đoán thường được thực hiện thông qua việc thảo luận với bác sĩ và kiểm tra kỹ lưỡng. Tia X thường được sử dụng để loại trừ các tình trạng khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Vận động viên bị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng nên thay đổi chương trình tập luyện để tình trạng viêm không tái phát. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Ngừng hoạt động hoặc thay thế một hoạt động khác cho đến khi viêm bao hoạt dịch khỏi hẳn.
  • Chườm đá lạnh đều đặn 3 hoặc 4 lần một ngày, khoảng 20 phút mỗi lần.
  • Thuốc chống viêm. Aspirin và thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen) có thể giảm đau và giảm viêm. Bác sĩ có thể tiêm dung dịch thuốc gây mê và steroid vào bao hoạt dịch, giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng.
  • Vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu với các bài tập kéo giãn cụ thể, các phương pháp điều trị bằng đá lạnh và siêu âm. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bác sĩ phẫu thuật gân xương có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch. Điều này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú (trong ngày). Nếu sau khi làm thủ thuật, chân chịu trọng lực thấy khó chịu, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng nạng trong một thời gian ngắn. Các hoạt động bình thường có thể tiếp tục trong vòng 3 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng:

  • Chỉnh sửa các kỹ thuật tập thể dục;
  • Khởi động và kéo giãn trước và sau khi tập thể dục;
  • Điều chỉnh mất cân bằng cơ bắp;
  • Đi giày dép thích hợp trong khi tập thể dục;
  • Tăng dần cường độ/tần suất luyện tập.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM