Nghiên cứu khoa học

Chuyên mục Nghiên cứu khoa học được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các hướng dẫn chung về NCKH, hướng dẫn NCKH theo ngành, NCKH mẫu và các lưu ý khi làm NCKH. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn nắm được những cấu trúc chung của một bài nghiên cứu khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu đối với các bạn học viên, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng. 

Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí nghiệm dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã được thu thập giúp phát hiện ra những bản chất và quy luật chung của sự vật và hiện tượng. Thông qua đây, bạn có thể tìm hiểu về các kiến thức mới hay tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật, mô hình mới với ý nghĩa thực tiễn.

Nghiên cứu khoa học tập trung vào những nội dung chính như sau:

- Nghiên cứu khoa học được xem là một quá trình nhận thức hướng vào tất cả các góc cạnh trên thế giới nhằm đạt kết quả nghiên cứu mới hơn, cao hơn, giá trị hơn.

- Nghiên cứu khoa học là một hoạt động liên quan tới trí tuệ sáng tạo, giúp góp phần cải tạo về hiện thực, phát hiện ra những phương pháp kĩ thuật tân tiến để cải tạo thế giới.

- Nghiên cứu khoa học là việc khám phá về thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm phát hiện những quy luật vận động vốn có của những sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên và xã hội.

2. Các loại hình nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu và những sản phẩm thu được khác nhau người ta phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bao gồm những loại hình sau:

Nghiên cứu cơ bản

Đây là hoạt động nghiên cứu giúp phát hiện ra bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người. Nhờ vào những phát hiện này để làm thay đổi về nhận thức của con người.

Nghiên cứu cơ bản bao gồm nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng lại được chia làm nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.

Nghiên cứu ứng dụng

Hoạt động nghiên cứu này sẽ vận dụng những quy luật đã được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản. Nhờ vào đó sẽ giúp giải thích được những vấn đề, sự vật, hiện tượng nhằm giúp hình thành nguyên lý công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất và trong đời sống…

Nghiên cứu triển khai

Hoạt động nghiên cứu triển khai là vận dụng những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý trong công nghệ, nguyên lý vật liệu được lấy từ nghiên cứu ứng dụng. Tất cả giúp đưa ra những hình mẫu về phương diện kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ với với các tham số mang tính chất khả thi đối với mặt kỹ thuật.

Nghiên cứu thăm dò

Hoạt động nghiên cứu thăm dò nhằm xác định ra các phương hướng nghiên cứu, thăm dò thị trường giúp tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Một công trình nghiên cứu khoa học thành công còn giúp mang tới niềm vui cho người thực hiện. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho các bạn thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này.

4. Mục đích nghiên cứu khoa học

Một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh bao gồm các mục tiêu cơ bản như sau:

Mục tiêu nhận thức: Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.

Mục tiêu sáng tạo: Đây là mục đích tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ những lĩnh vực hoạt động có trong đời sống và xã hội nhằm nâng cao về trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động.

Mục đích kinh tế: Nghiên cứu khoa học giúp mang tới hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng trưởng kinh tế trong xã hội.

Mục đích văn hóa và văn minh: Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp mở mang trí thức, nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình hơn.

5. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện cần phải đảm bảo những đặc điểm cơ bản như sau:

Tính mới: Đây là một thuộc tính quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Một bài nghiên cứu khoa học cần phải hướng đến phát hiện mới và không có sự lặp lại của các thí nghiệm, cách lý giải và kết luận cũ,… Tính mới trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.

Tính thông tin: Bất kỳ một sản phẩm nào của bài nghiên cứu khoa học đều mang những đặc trưng liên quan tới thông tin. Nó chính là kết quả của một quá trình thực hiện và xử lý về thông tin… Đặc điểm này sẽ giúp phản ánh về trình độ và năng lực của những người nghiên cứu. Đó là phải làm sao để tìm thấy được các nguồn thông tin mang giá trị hữu ích nhất nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu…

Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu nào đưa ra đều phải được kiểm chứng lại nhiều lần. Bởi trong một công trình nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện bởi nhiều người, trong nhiều điều kiện khác nhau…

Kết quả nghiên quả cần phải đủ độ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật và hiện tượng.

Tính khách quan: Tính khách quan trong bài nghiên cứu khoa học đó chính là sự trung thực. Vì vậy để đảm bảo được về tính khách quan, người nghiên cứu không được nhận định một cách vội vàng dựa theo cảm tính mà cần phải kiểm tra lại kết luận xem đã chính xác hoàn toàn chưa.

Tính kinh tế: Mục đích nghiên cứu khoa học là góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Do đó đặc điểm không thể bỏ qua của nghiên cứu khoa học là tính kinh tế.

Tính mạnh dạn và mạo hiểm: Khi nghiên cứu khoa học, cần phải tính toán và cân nhắc một cách thận trọng. Tuy nhiên đôi lúc người thực hiện nghiên cứu khoa học cũng cần để ý tới những yêu cầu sau:

- Người nghiên cứu cần mạnh dạn nhìn nhận vấn đề, đề tài chưa có ai thực hiện nghiên cứu hay những đề tài mang tính mới mẻ.

- Cần phải chấp nhận được rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học.

6. Cấu trúc của nghiên cứu khoa học

Phần mở đầu

Tại phần này, người viết cần trình bày được những thông tin như sau:

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu.

Cấu trúc của bài nghiên cứu.

Trong nội dung phương pháp nghiên cứu, người viết cần trình bày một cách cụ thể và rõ ràng, khoa học. Bởi phần lớn các giảng viên hoặc người chấm điểm sẽ dựa vào phần này để đánh giá cả bài nghiên cứu khoa học giáo dục của bạn.

Phần nội dung

Khi làm bài nghiên cứu khoa học giáo dục, nội dung thường được chia làm các chương nhỏ.

Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Ở chương 1, người viết cần trình bày một cách đầy đủ, chi tiết về những thông tin và kiến thức có liên quan nhất tới vấn đề nghiên cứu. Đó là những khái niệm, phương pháp, quy trình hay mô hình sử dụng nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại cơ sở giáo dục đã lựa chọn.

- Giới thiệu sơ lược về cơ sở giáo dục lựa chọn nghiên cứu.

- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

- Đánh giá các ưu và nhược điểm. Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của các nhược điểm.

Chương 3: Đề xuất, kiến nghị và giải pháp khắc phục

Ở chương này bạn sẽ đưa ra những giải pháp được đánh giá là phù hợp và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Đồng thời kiến nghị những giải pháp tới những sở ban ngành có liên quan để được giải quyết vấn đề.

Phần kết luận

Đây là phần cuối của bài nghiên cứu khoa học giáo dục. Người viết sẽ kết luận lại vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra những quan điểm cá nhân về vấn đề đã chọn.

7. Một số đề nghiên cứu khoa học tham khảo

Về giáo dục:

- Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục trong dạy học giáo dục học ở Đại học Sư phạm.

- Một số phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm môn Hóa học THCS.

- Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS Sơn Lâm.

- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc Trung học cơ sở (THCS) phục vụ chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.

- Nghiên cứu triển khai "mô hình trường học mới Việt Nam" tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Đề cương nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu những biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trường Trung học cơ sở.

- Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường X.

- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: Chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em mầm non tại tỉnh Đồng Tháp.

- Tìm hiểu, nghiên cứu việc sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Việt và văn học bậc phổ thông trung học tại các tỉnh phía Nam.

- Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục trong dạy học giáo dục tại đại học sư phạm Hà Nội.

Về môi trường:

- Đề xuất các biện pháp hiệu quả giúp khắc phục và bảo vệ môi trường bền vững, giúp phát triển công nghiệp lành mạnh tại địa phận huyện X.

- Nghiên cứu mô hình tiết kiệm năng lượng và tận dụng năng lượng sạch tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản.

- Nghiên cứu, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố X. Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến đời sống và sức khỏe của người dân.

- Tình trạng quản lý rác thải tại các khu dân cư trong khu vực quận X, thành phố Y. Đề xuất giải pháp khắc phục những mặt chưa tốt còn tồn tại.

- Đánh giá về năng lực cải tiến công nghệ xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường tại tổng công ty X.

- Nghiên cứu xu thế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường tại khu vực phía Bắc.

- Thực trạng thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế tại bệnh viện X, thành phố Y. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải y tế tại thành phố Y.

- Tầm quan trọng của rạn san hô và hậu quả nếu chúng tuyệt chủng.

- Trái Đất nóng lên là do con người hay do chu kỳ tự nhiên?

Về kinh tế:

- Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc X.

- Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa phận thành phố X. Đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác bảo vệ môi trường đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty hóa chất tại cụm công nghiệp X.

- Đề xuất giải pháp nâng cao cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh X.

- Đánh giá hiệu quả của công tác quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận X, thành phố Y.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cải tiến công nghệ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty sản xuất và chế biến thực phẩm sạch X trong giai đoạn 2015-2020.

- Các rào cản kinh tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.

- Ảnh hưởng của sự thay đổi thu nhập đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng.

- Tư nhân hóa các doanh nghiệp công và tác động của việc đó đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Trên đây là bài viết tham khảo về Nghiên cứu khoa học, hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào bài viết của mình. Chúc bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM