Hướng dẫn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế hay nhất

Nghiên cứu khoa học kinh tế là niềm đam mê của nhiều nhà kinh tế, nhiều bạn sinh viên, các doanh nhân. Dưới đây là bài viết về Hướng dẫn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế hay nhất mà eLib muốn chia sẻ đến bạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế hay nhất

1. Đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên. Hằng năm có rất nhiều các đề tài nghiên cứu ấn tượng đạt giải cao trong kỳ thi quốc gia và có tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Nhắc đến các đề tài nghiên cứu khoa học ấn tượng này, chúng ta không thể nào không nhắc đến các đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế - dạng đề tài nghiên cứu chiếm số lượng áp đảo nhất hiện nay.

Nghiên cứu khoa học kinh tế là niềm đam mê của nhiều nhà kinh tế, nhiều bạn sinh viên, các doanh nhân, nhưng để làm một đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ từng bước.

2. Cách lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế

Đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế là một dạng đề tài xoay quanh nghiên cứu về các yếu tố cốt lõi của kinh tế bao gồm doanh thu, lợi nhuận, chi phí và vấn đề về kinh tế môi trường - một khía cạnh mới nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội.

Như đã nói, đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế là dạng đề tài chiếm số lượng rất lớn, tính cạnh tranh cao. Việc lựa chọn một đề tài độc lập, duy nhất đã khó, bạn còn phải lựa chọn được một đề tài thật ấn tượng. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ các vấn đề cấp thiết của xã hội và các đề tài nghiên cứu trước đó thì mới có được một sự lựa chọn thông minh.

Cụ thể, hãy làm theo các bước như sau:

2.1 Tìm ý tưởng

Để lựa chọn một đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế cho mình, trước hết bạn phải tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu. Ý tưởng này có thể được tìm thấy theo hai con đường:

Thứ nhất, ý tưởng từ sách vở, báo chí, các công trình nghiên cứu trước đó. Đây là nguồn ý tưởng tuyệt vời cho bạn bởi những ý tưởng này thường sẽ có tài liệu và thông tin đầy đủ. Bạn sẽ tránh được tình trạng phải dừng nghiên cứu do thiếu thông tin - đây là tình huống khá phổ biến. 

Do vậy hãy đọc thật nhiều sách và các tạp chí, công trình nghiên cứu kinh tế để có được một ý tưởng tuyệt vời cho mình.

Thứ hai, ý tưởng từ quan sát thực tiễn. Dĩ nhiên rồi, bất kể một đề tài nghiên cứu nào muốn được điểm cao đều phải có tính ứng dụng vào thực tiễn. Dựa trên những quan sát đời sống hàng ngày, các thông tin cập nhật trên báo đài hay kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ có được vô số các ý tưởng hay cho mình. 

Nhưng bạn cần thật tỉnh táo để lựa chọn ý tưởng khả thi nhất, cả về số liệu và thông tin nghiên cứu. Đừng vì quá phụ thuộc vào sở thích cá nhân mà lựa chọn sai lầm.

Sau khi tìm được những ý tưởng hay, bạn hãy liệt kê nó thành một danh sách phân theo thứ tự ưu tiên để dễ dàng quan sát, đánh giá và lựa chọn.

2.2 Tìm hướng nghiên cứu

Dựa vào tình hình và khả năng hiện tại của bản thân để xác định cho mình hướng nghiên cứu phù hợp nhất. Nếu không bạn có thể sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng, điều này thật sự đáng tiếc.

Chẳng hạn như, bạn không có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu cũng như phương tiện đi lại không thuận tiện mà lại muốn thực hiện nghiên cứu trên quy mô lớn, phỏng vấn trực tiếp những người có cấp bậc cao liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế của mình thì điều này không thật sự khả thi.

Thất bại gần như chắc chắn đang chờ bạn phía trước. Tuy nhiên, việc này vẫn có khả năng xảy ra nhưng liệu bạn muốn đặt cược vào một điều không chắc chắn này không?

2.3 Chọn đề tài

Dựa vào danh sách các ý tưởng đã thực hiện ở trên và hướng nghiên cứu của mình, bạn hãy lựa chọn cho mình 3 ý tưởng mà bạn tâm đắc nhất, đồng thời đáp ứng được hướng nghiên cứu đã đề ra để tiến hành đặt tên đề tài cho chúng. Lưu ý, tên đề tài này phải chú ý đến các yếu tố về mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

2.4 Lập dàn bài sơ khai

Bước tiếp theo bạn cần làm là lập dàn bài sơ bộ cho đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế của mình bao gồm: 

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể; 

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; 

- Phương pháp nghiên cứu; 

- Câu hỏi nghiên cứu; 

- Các giả thuyết của đề tài; 

- Luận điểm chính của bài; 

- Tài liệu tham khảo.

Bước này có thể sẽ làm thay đổi khá nhiều quyết định ban đầu của bạn. Bởi sau khi lập dàn bài bạn sẽ nhìn nhận được tương đối rõ nét về các nội dung, hướng đi nghiên cứu sau này của mình.

Có thể đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế mà bạn thích nhất có phạm vi quá rộng, quá nhiều kiến thức mà bạn khó lòng có thể hiểu hết và phân tích rõ được trong bài nghiên cứu của mình hoặc là thời gian nghiên cứu không cho phép.

2.5 Chọn đề tài nghiên cứu cuối cùng

Sau khi đã lập dàn bài sơ khai, bạn sẽ quyết định lựa chọn cho mình một đề tài khả thi nhất cả về tính thực tiễn, cấp thiết, độc nhất và dữ liệu nghiên cứu.

3. Đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế tham khảo

- Thực tế áp dụng chính sách thuế với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực tỉnh X.

- Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam tham gia vào WTO.

- Nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc X.

- Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa phận thành phố X. Đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác bảo vệ môi trường đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty hóa chất tại cụm công nghiệp X.

- Đề xuất giải pháp nâng cao cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh X.

- Đánh giá hiệu quả của công tác quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận X, thành phố Y.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cải tiến công nghệ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty sản xuất và chế biến thực phẩm sạch X trong giai đoạn 2015-2020.

- Các rào cản kinh tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.

- Ảnh hưởng của sự thay đổi thu nhập đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng.

- Tư nhân hóa các doanh nghiệp công và tác động của việc đó đối với sự phát triển của nền kinh tế.

- Xử lý khủng hoảng truyền thông sử dụng công cụ Social Listening trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng: Tình huống thực tiễn tại Công ty A

- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Yếu tố quyết định và tác động.

- Ứng dụng Machine Learning (Học Máy) trong phân tích sự chuyển dịch trong cơ cấu danh mục đầu tư tối ưu thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Nghiên cứu về rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tham nhũng FDI đến sự phát triển của các ngành dịch vụ công.

- Sự phát triển của tiêu dùng 10 năm qua tại Việt Nam: xu hướng hành vi tiêu dùng.

- Tác động của việc thanh toán không dùng tiền mặt đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

- Phân tích sự bất bình đẳng về tiền lương và các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương.

- Vai trò của Digital Marketing trong việc phân tích tâm lý người dùng.

- Sử dụng AI có giúp các nhà marketing đạt được các mục tiêu marketing hay không?

- Vai trò của việc cá nhân hóa trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số.

- Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng tiền mặt của hộ gia đình trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

- Digital Marketing có làm tăng tương tác với khách hàng không?

Trên đây là bài viết tham khảo về Hướng dẫn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế hay nhất, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào nghiên cứu khoa học của mình. Chúc bạn thành công!

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM