Một số bệnh toàn thân
Bên cạnh xã hội ngày càng phát triển thì cũng kéo theo vô vàng những nguy cơ khiến chúng ta dễ mắc các căn bệnh toàn thân và chúng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Chính vì thế việc trang bị cho mình và người thân những kiến thức cơ bản là điều caàn thiết . eLib.VN đã tổng hợp một số bệnh toàn thân mà mọi người, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo nhéMục lục nội dung
1. Các bệnh toàn thân
1.1 Bệnh trĩ
- Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
- Nguyên nhân
Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
Ngồi hoặc đứng quá lâu: nhân viên văn phòng, lái xe, lái tàu….
Một số thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị cay nóng, uống rượu bia, cà phê nhiều, ăn thiếu chất xơ…
- Triệu chứng
Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
Sưng vùng quanh hậu môn
Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
- Điều trị
Ăn ít nhất 25- 30 gram chất xơ mỗi ngày
Tránh dùng sức rặn khi đi tiêu
Vệ sinh sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi tiêu
Thoa các loại kem trị bệnh trĩ không kê đơn
Tránh gãi hoặc ngoáy ở búi trĩ
Nếu kèm với sa tử cung, có thể thử nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại vào trực tràng.
Thắt vòng cao su: sử dụng vòng cao su để thắt đáy búi trĩ, từ đó cản bớt lưu lượng máu tại đây.
Tiêm xơ búi trĩ: bác sĩ tiêm hóa chất vào các búi trĩ khiến chúng teo lại và tự rụng dần.
Quang đông hồng ngoại: thu nhỏ búi trĩ bằng tia hồng ngoại.
Phẫu thuật cắt búi trĩ: trong trường hợp kích thước búi trĩ quá lớn
1.2 Sưng mặt
- Sưng mặt là bệnh gì?
Sưng mặt xảy ra khi các chất béo tích tụ ở hai bên của khuôn mặt và thường liên quan đến béo phì nhưng cũng có thể do hội chứng Cushing. Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với liều lượng hormone cortisol cao trong một thời gian dài.
- Nguyên nhân
Dị ứng thuốc và thực phẩm
Hấp thụ quá nhiều cortisol
Viêm xoang
Bệnh quai bị
Hiện tượng tích tụ chất lỏng
Nhiễm trùng hoặc do khối u
Dị ứng
Mề đay mẩn ngứa
- Triệu chứng
Các triệu chứng thông thường của bệnh sưng mặt là khuôn mặt dần trở nên tròn hoặc sưng húp. Khuôn mặt trở nên tròn nhờ sự tích tụ của chất béo đến mức mà không thể nhìn thấy được hai tai. Chất béo tích tụ xung quanh hộp sọ cũng làm khuôn mặt trở nên tròn hơn.
- Điều trị
Để điều trị, đầu tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh sưng phù mặt. Khi đã xác định được căn nguyên gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các cách chữa bệnh sưng phù mặt phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc kháng histamin, Các loại thuốc giảm đau,..
Chườm lạnh: Bạn có thể dùng túi đá hoặc gói đá trong khăn và áp lên những vùng bị sưng trên mặt.
Kê cao đầu: Phương pháp nâng cao vùng bị sưng có thể giúp giảm sưng, vì vậy bạn nên đặt đầu ở vị trí cao.
Tránh mọi thứ nóng: Khi mặt bị sưng, bạn nên tránh những thứ nóng trong khoảng thời gian tối thiểu là 48 tiếng.
1.3 Bệnh đau ngực trái
- Bệnh đau ngực trái là gì
Tình trạng đau nhức khởi phát từ khu vực bên trái của ngực gọi là đau ngực trái. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột và rõ ràng hoặc tiến triển âm ỉ, từ từ. Một số người có thể bị đau ngực trái khi tập thể dục, thở sâu hoặc khi nằm nghỉ.
Đôi khi, tình trạng đau tức ngực trái có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn.
- Nguyên nhân
Đau tim: Một cơn đau tim là kết quả một cục máu đông ngăn chặn tắc lưu lượng máu đến cơ tim
Ợ nóng: Acid dạ dày trào ngược vào ống thực quản có thể gây ra chứng ợ nóng, và cảm giác đau rát sau xương ức.
Đau cơ: Hội chứng đau mãn tính, như bệnh đau xơ cơ, có thể đau dai dẳng liên quan đến cơ ngực. Bị thương dây thần kinh hay bị chèn ép xương sườn. Một vết thâm tím hoặc bị gãy xương sườn, cũng như chèn ép thần kinh có thể gây ra đau ngực.
Hồi hộp - hoảng sợ: Nếu trong trạng thái của sự sợ hãi mãnh liệt, có thể kèm theo đau ngực, nhịp tim nhanh, thở nhanh, ra mồ hôi và khó thở.
- Triệu chứng
Tùy vào nguyên nhân gây đau nhói ngực trái mà triệu chứng này có thể đi chung với một số dấu hiệu bất thường khác như:
Áp lực đè nặng trong ngực ;
Đau ở cổ, hàm, cánh tay Khó thở;
Đổ mồ hôi ;
Buồn nôn ;
Choáng nhẹ ;
Cảm giác như sắp chết ;
Da bầm tím hoặc có khối u ;
Đau vú.
- Điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây đau tức ngực trái mà mỗi người sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, chẳng hạn như:
Đau tức ngực trái do GERD: lựa chọn điều trị thường là thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2;
Đau nhói ngực trái do viêm màng ngoài tim: sử dụng kháng sinh và chú trọng nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho cơ thể làm lành lớp mô mỏng này.
2.Các biện pháp phòng chống
Tập thể dục đều đặn
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ
Ăn nhiều trái cây và rau củ
Hạn chế ăn các chất béo bão hòa
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết
Tránh các thực phẩm đã tinh chế và chế biến, đường, bột mì trắng và rượu
Trên đây là thông tin liên quan đến một số bệnh toàn thân hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn, mời các bạn tham khảo mục bệnh toàn thân mà eLib.VN đã tổng hợp. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!