Báo cáo thực tập

Chuyên mục Báo cáo thực tập được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các hướng dẫn chung về Báo cáo thực tập, hướng dẫn Báo cáo thực tập theo ngành, Báo cáo thực tập mẫu và các lưu ý khi làm Báo cáo thực tập. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn nắm được những cấu trúc chung của một bài Báo cáo thực tập. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Báo cáo thực tập là gì?

Hiểu một cách đơn giản, báo cáo thực tập là một bản tóm tắt về kỹ năng, kinh nghiệm đạt được của sinh viên sau quá trình thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi sinh viên phải nộp một bản báo cáo thực tập vào cuối hành trình thực tập. 

2. Mục đích viết báo cáo thực tập

Thông qua báo cáo thực tập, giáo viên có thể đánh giá quá trình thực tập và mức độ hiểu biết về đề tài thực tập của bạn như thế nào. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng và chính xác kết quả thực tập của sinh viên. Đối với sinh viên, việc thực tập và viết báo cáo thực tập sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận thực tiễn, hiểu và nắm vững hơn về ngành nghề mình học, phát triển các kỹ năng chuyên môn trong môi trường thực hành cũng như các kỹ năng mềm khác. Từ đó, sinh viên sẽ rút ra được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế tại đơn vị thực tập. Tất cả những điều này sẽ là hành trang quý giá giúp bạn hoàn thành tốt công việc sau khi ra trường. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách viết báo cáo thực tập hoàn chỉnh.

3. Tầm quan trọng của Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập là một phần rất quan trọng, là điều kiện cần để bạn có thể thi tốt nghiệp ra trường.

Việc viết một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng ghi được điểm cao từ giảng viên của mình cũng như tạo ấn tượng tốt với cơ quan mà mình làm thực tập sinh.

4. Quy trình viết báo cáo thực tập

Bước 1: Căn cứ vào chuyên ngành học, công việc và thời gian thực tập tại đơn vị, sinh viên có thể lựa chọn tham gia thực tập tại một hay một số công việc dưới sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn. Từ những kiến thức đã trau dồi trong nhà trường kết hợp với kiến thức tiếp thu được từ đơn vị thực tập, sinh viên lựa chọn đề tài báo cáo thực tập.

Bước 2: Viết đề cương báo cáo thực tập sơ bộ. Đề cương chính là “bộ xương” của bài luận. Vì vậy, thông thường đề cương sẽ phải được tiến hành và hoàn thiện trong một tuần đầu tiên của đợt thực tập. Nộp lại cho giáo viên hướng dẫn để góp ý chỉnh sửa. Sau đó là duyệt đề cương.

Bước 3: Viết đề cương báo cáo thực tập chi tiết. Sau khi góp ý và phê duyệt đề cương chi tiết, sinh viên cần thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra trong đề cương. Nếu có bất cứ thay đổi cần có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Thông thường, công đoạn này sẽ mất từ 2 - 3 tuần.

Bước 4: Viết bản thảo báo cáo thực tập tốt nghiệp. Ít nhất là trước 2 tuần kết thúc thực tập. Bạn nên nộp lại bản thảo báo cáo tốt nghiệp để giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa cho bạn.

Bước 5: Hoàn thiện bài báo cáo, in bài báo cáo theo đúng format yêu cầu. Xin con dấu và lời nhận xét từ đơn vị thực tập. Sau đó, nộp bản báo cáo cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký tên. Cuối cùng là nộp về khoa phụ trách.

5. Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập

Trước tiên bạn phải viết đầy đủ về số liệu trang mà một bài báo cáo thực tập tổng hợp yêu cầu, thường thì là 20 đến 25 trang, nhiều trường yêu cầu viết dài hơn.

Nội dung viết không nên đạo văn quá nhiều

Bạn nên phân tích số liệu đầy đủ cả về số tuyệt đối, tương đối, đưa ra những nhận xét quan điểm của bạn, ghi rõ nguồn số liệu, đơn vị tính trong một bài viết thì nên để cùng đơn vị…

Dưới đây là đề cương để bạn có thể tham khảo:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

- Tên, địa chỉ đầy đủ

- Lịch sử hình thành và phát triển

- Cơ cấu tổ chức (phải vẽ sơ đồ tổ chức)

- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động

- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

Lưu ý: Cần ghi một cách cô đọng và chính xác, không quá dài dòng, thông thường khoảng 2 trang giấy.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong chương này các bạn sẽ trình bày tóm tắt cơ sở lí thuyết sẽ sử dụng để giải quyết vấn đề

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

- Mô tả công việc được giao

- Phương thức làm việc

- Quy trình thực hiện, ví dụ như: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập

- Kết quả đạt được

- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế

- Phân tích và xử lí số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.

- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.

- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo

Kết luận và kiến nghị

Phần này thường không  đánh số chương, nhưng là một phần tách riêng. Theo thông lệ thì phần này nằm cuối của báo cáo, dài khoảng 2 trang và bao gồm các nội dung:

Kết luận:

- Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập

- Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty

Kiến nghị: Cơ quan thực tập: SV kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập

Ý kiến bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp

- SV học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?

- Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?

6. Hình thức trình bày báo cáo thực tập

Về hình thức, một bài báo cáo thực tập mẫu cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Khổ giấy: A4 (210x297mm)

In một mặt

Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh, không sử dụng bìa thơm.

Số trang: Nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phần phụ lục

Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ font: Times New Roman và font size: 13; không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp

Dãn dòng 1,5

Canh lề: trái - left: 3.5 cm; phải - right: 2.00 cm; trên - top: 2.00 cm; dưới - botton: 2.00cm

Không sử dụng thanh tiêu đề ( Header and footer) trong viết báo cáo

Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục, tức là trang đầu tiên của chương 1

Viết theo chương, mục, các tiểu mục

Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng

Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa 

vào sau các trang Danh mục các Bảng biểu, sơ đồ, hình…

Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục...

7. Một vài lưu ý khi viết báo cáo thực tập

Thứ nhất, Đối với việc lựa chọn công ty

Tất nhiên đối với bài viết này mình sẽ không nói riêng về một ngành học nào hay là một lĩnh vực của một môn học cụ thể nào. Tuy nhiên bản thân mình học kinh tế và luật nên mình lấy ví dụ cụ thể về mình.

Ngành luật có rất nhiều nơi để thực tập như tòa án, văn phòng luật sư, công ty luật, công ty tư vấn, văn phòng công chứng,…Tùy vào mục đích định hướng nghề nghiệp mà các bạn nên chọn nơi thực tập phù hợp với bản thân và được hỗ trợ tư liệu để viết báo cáo thực tập.

Thứ hai, Việc lựa chọn tên đề tài

Việc chọn đề tài để làm Báo cáo thực tập là vô cùng quan trọng. Chọn đề tài phải phù hợp với lĩnh vực mà nơi bạn đang thực tập cũng như kiến thức mà bạn thật sự vững vàng ví dụ bạn giỏi về luật đất đai nhưng lại lựa chọn đề tài về luật hôn nhân gia đình thì sẽ gây khó khăn về sau khi viết. Vì thế, các bạn nên lưu ý rằng nên lựa chọn đề tài mà bạn cảm thấy tự tin với kiến thức của mình đó là kinh nghiệm mình đúc kết được sau khi làm Báo cáo thực tập vừa rồi.

Thứ ba, Việc gặp giảng viên hướng dẫn

Điều quan trọng tiếp theo mà mình muốn nói đến đó là việc gặp Giảng viên hướng dẫn đều đặn. Các bạn phải thực hiện đúng theo hướng dẫn và thời gian quy định nộp của giảng viên. Bởi vì, rất nhiều giảng viên hướng dẫn rất coi trọng kỷ luật là phải gặp giảng viên thường xuyên theo đúng lịch hẹn. Các bạn không nên bỏ những buổi gặp này vì đây là cơ hội để các bạn được sữa bài và đánh giá tiến độ làm bài, rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành bài tốt hơn. Tất cả giảng viên đều đánh giá cao sự đầu tư, cố gắng, chuyên cần của các bạn. Việc hoàn thành một bài báo cáo thực tập không chỉ đánh giá trên bài Báo cáo đó mà còn đánh giá trên cả quá trình bạn thực hiện nó như thế nào.

Thứ tư, Việc tham khảo nhiều tài liệu

Một kinh nghiệm tiếp theo mà mình muốn chia sẽ với các bạn đó là việc tìm kiếm tài liệu khi viết báo cáo thực tập. Bạn nên tìm nhiều nguồn tài liệu uy tín như sách thư viện trường, Khóa luận hay Báo cáo  của người đi trước,… viết về chủ đề mà mình đang nghiên cứu. Thêm nữa là các bài báo, tạp chí khoa học trên những từ báo uy tín. Tài liệu tham khảo càng nhiều độ tin cậy và sức thuyết phục của bài viết của bạn càng cao. Tuy nhiên các bạn không nên sử dụng 100% tác phẩm của người khác mà các bạn dựa vào những nội dung mà các bạn thấy hay cần đưa vào bài viết để tăng độ tin cậy thì mới nên đưa vào. Nhưng cần lưu ý là phải trích nguồn và ghi tên tác giả.

Thứ năm, Về hình thức của bài báo cáo thực tập

Hình thức của bài báo cáo thực tập rất quan trọng vì nó thể hiện bạn phải là người chỉnh chu quan tâm đến bài Báo cáo của mình hay không.

Nếu một bài báo cáo trình bày quá xấu mà nội dung hay thì cũng không được đánh giá cao. Thậm chí cho điểm thấp, vì nó thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc.

Hi vọng những thông tin hữu ich trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nhé. Chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM