Các bước trình bày slide báo cáo thực tập ấn tượng

Làm thể nào để trình bày một bài báo cáo thực tập bằng slide ngắn gọn và xúc tích. Trong bài viết này eLib sẽ hướng dẫn các bạn cách làm nhé!

Các bước trình bày slide báo cáo thực tập ấn tượng

1. Cấu trúc của bài thuyết trình báo cáo thực tập

Khi thuyết trình slide báo cáo thực tập tốt nghiệp bạn cần phải thực hiện theo cấu trúc sau đây:

Phần tiêu đề: Slide đầu tiên để giới thiệu tên đề tài báo cáo thực tập, giáo viên hướng dẫn cùng với họ tên, mã sinh viên của bạn.

Phần đặt vấn đề: Các slide để đặt vấn đề để nêu lên nhiệm vụ của đề tài báo cáo, các giải pháp được áp dụng và chỉ ra những ưu, nhược điểm của giải pháp đó; ý nghĩa khi hoàn thành xong đề tài báo cáo thực tập.

Phương pháp: Các phương pháp đã được áp dụng để giải quyết các vấn đề trong báo cáo.

Kết quả: Đề tài nghiên cứu đã đạt được kết quả gì, có thể trình bày các kết quả này dưới dạng hình ảnh, biểu đồ,… cho dễ hiểu.

Phần thảo luận: Sinh viên giải thích và trao đổi với mọi người về kết quả của đề tài. Đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của đề tài nghiên cứu.

Phần tài liệu tham khảo: Giới thiệu các tài liệu tham khảo chính khi viết báo cáo thực tập.

Lời cảm ơn: Sinh viên gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ để hoàn thành báo cáo và những người đang lắng nghe.

2. Trình chiếu powerpoint khóa luận tốt nghiệp

Khi trình chiếu powerpoint khóa luận tốt nghiệp nên sử dụng các phím sau đây để đơn giản và dễ dàng hơn:

F5: để mở màn hình trình chiếu slide.

E: dùng để xóa các vùng đánh dấu.

Ctrl-P: để đánh dấu lại những phần quan trọng bằng con trỏ chuột.

Nhấn số trang cần đến rồi nhấn Enter là được.

Khi trình bày cũng cần chú ý đến:

Giọng nói: không nên nói đều đều, mà nên điều chỉnh tốc độ và âm lượng để nhấn mạnh vào nội dung chính.

Giao tiếp bằng ánh mắt: không nên lạm dụng vào slide mà cần phải giao tiếp với người nghe ở dưới.

Ngôn ngữ cơ thể: mỉm cười sẽ giúp bạn tự tin hơn và tạo cảm giác thân thiện. Có thể sử dụng hai tay để bổ trợ cho nội dung trình bày.

3. Cách làm slide báo cáo thực tập ấn tượng

3.1 Cẩn thận với powerpoint

Powerpoint thường mang một đặc điểm chung là có sự đồng dạng. Và có những đặc điểm khiến cho bài báo cáo trở nên khó theo dõi hơn:

  • Tất cả slide đều được tạo nên từ một format giống nhau.

  • Mỗi slide đều có sử dụng điểm bullet.

  • Chỉ sử dụng một màu nền chung cho toàn bài báo cáo.

  • Mỗi slide đều cần có tiêu đề khác nhau.

Những đặc điểm từ 1-3 thường lặp lại từ đầu đến cuối trong bài báo cáo, vì thế dễ khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán. Vì thế để slide đa dạng hơn thì có thể sử dụng nhiều màu nền khác nhau.

Các tiêu đề trên mỗi slide có vai trò định hướng cho người xem nội dung có trong slide đó. Vì thế bạn cần phải trình bày tiêu đề thật đơn giản nhưng cũng cần phải xúc tích để giúp người xem hiểu được nội dung mà bạn chuẩn bị trình bày.

3.2 Mỗi slide chỉ nên trình bày một nội dung

Đây là điểm cần đặc biệt chú ý, chỉ nên trình bày một nội dung duy nhất ở trong mỗi slide. Tuyệt đối không được nhồi nhét quá nhiều nội dung trong cùng một slide. Vì thế tất cả dữ liệu, hình ảnh, điểm bullet đều chỉ nên dùng để hỗ trợ cho nội dung chính của slide đó.

Tiêu đều của các slide có thể biểu đạt được toàn bộ nội dung của slide. Trong trường hợp tiêu đề không thể chuyển tải hết được ý tưởng của slide thì bạn sẽ rất tốn thời gian để giải thích. Khiến cho bài thuyết trình slide bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trở nên loãng và làm người nghe bị phân tán.

3.3 Slide trình bày theo công thức n x n

Cần phải kiểm soát số lượng từ được đưa vào mỗi slide. Bởi nếu slide có quá nhiều chữ thì sẽ khiến người xem khó quan sát và không biết được nội dung chính là gì. Nếu bạn trình bày slide chỉ toàn chữ mà không có hình ảnh chú thích thì nên áp dụng công thức n x n. Có nghĩa là nếu bạn định trình bày 5 dòng chữ ở một slide thì mỗi dòng chỉ được viết 5 chữ và không được vượt quá con số này.

3.4 Trình bày slide theo công thức telegraphic

Thông thường, giữa việc đọc và việc nghe thì việc đọc sẽ giúp người xem hiểu được nội dung của bài thuyết trình một cách nhanh nhất. Thế nhưng mục đích của thuyết trình chính là khiến người xem chú tâm nghe diễn giả trình bày. Vì thế bạn cần phải trình bày slide với nội dung ngắn gọn nhất có thể. Như thế thì người xem mới có thể nghe diễn giả trình bày nhiều hơn mà không chỉ tập trung đọc slide.

Cách trình bày slide ngắn gọn nhất là trình bày theo công thức telegraphic. Đây là cách viết cực kỳ ngắn gọn, xúc tích giống với cách mà các nhà báo đặt tựa đề cho tin tức. Giải thích dễ hiểu hơn thì cách trình bày này không tuân thủ theo các ngữ pháp câu nào cả, vì thế không cần tạo ra câu hoàn chỉnh. Chỉ cần bỏ hết các mạo từ và các bộ phận câu không cần thiết mà vẫn truyền tải hết được nội dung muốn nói. Nên cố gắng lựa chọn những câu văn, chữ ngắn nhất có thể.

3.5 Sử dụng bullet

Bullet được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuyết trình bằng powerpoint. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều các bullet ở trong một bài powerpoint báo cáo thực tập. Bạn phải tuân thủ nguyên tắc không lặp lại các từ trong bullet.

3.6 Sử dụng biểu đồ và hình ảnh

Các biểu đồ hay hình ảnh thường đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp nội dung của slide truyền tải dễ dàng hơn. Người xem thường có ấn tượng hơn đối với các biểu đồ hơn là các bảng số liệu với chi chít các con số. Các biểu đồ thường được sử dụng rất nhiều trong các hội nghị nghiên cứu khoa học. Vì thế bạn cũng nên sử dụng các biểu đồ một cách có ý nghĩa trong bài thuyết trình của mình.

3.7 Font chữ và cỡ chữ

Khi trình bày slide báo cáo thực tập sẽ có hai kiểu font chữ chính là nhóm chữ có chân và chữ không có chân. Nhóm chữ không có chân bao gồm các font chữ Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Và nhóm chữ có chân sẽ có các font chữ Times New Roman, Courier, Script, v.v. Theo nghiên cứu thì nhóm chữ không có chân thường giúp người đọc dễ dàng quan sát hơn. Chính vì thế nên ưu tiên lựa chọn những kiểu chữ này cho bài thuyết trình báo cáo thực tập của bạn.

Về cỡ chữ thì nên sử dụng size 18 trở lên cho bài thuyết trình của bạn. Đối với phần tựa đề cần phải sử dụng cỡ chữ từ 40-50. Với cỡ chữ như vậy thì người đọc mới có thể dễ dàng nhìn thấy được nội dung trên slide, ngay ở người ngồi ở cuối phòng.

3.8 Màu sắc

Chọn màu sắc cho chữ trong slide cũng rất quan trọng. Những màu tone sáng như màu đỏ, màu cam mặc dù tạo hiệu ứng rất tốt nên lại rất khó để người xem tập trung được. Ngược lại những màu như màu nâu, xanh lá cây, xanh nước biển rất dịu mắt nhưng lại không gây chú ý.

Bạn cũng cần phụ thuộc vào môi trường và bối cảnh để lựa chọn được màu sắc phù hợp. Những mẹo để chọn được màu sắc slide phù hợp:

Khi trình bày slide trong các hội trường có diện tích nhỏ thì nên chọn chữ tối màu và có màu nền sáng. Ví dụ như nền trắng kết hợp với chữ đen hoặc chữ xanh đậm.

Còn trình bày ở hội trường có diện tích lớn thì ngược lại nên chọn chữ sáng cùng nền tốt. Có thể chọn nền xanh với chữ vàng hoặc trắng sẽ tạo hiệu ứng rất tốt.

Hi vọng với những thông tin cực kỳ bổ ích trên, sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để trình bày slide trong báo cáo thực tập của mình.

Ngày:15/01/2021 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM