Bài học Ngữ Văn 7
Nhằm giúp các em có thêm nguồn tư liệu học tập phong phú, eLib xin giới thiệu bộ chủ đề các bài giảng môn Ngữ văn 7. Bộ chủ đề gồm 110 bài giảng với 34 tuần học, từng bài giảng được biên soạn cụ thể, chi tiết là cơ sở để các em nắm chắc những kiến thức trọng tâm và vận dụng làm bài tập hiểu quả. Cùng eLib học tốt nhé!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Ngữ văn lớp 7
Có thể nói thông qua Văn học chúng ta có thể tích lũy được vô vàn những tri thức quý giá cho bản thân. Văn học giúp cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành đất nước, văn hóa, phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau. Không có thước đo nào đo được giá trị của văn học mang đến cho đời sống con người. Trong đó hệ thống bài học Ngữ văn lớp 7 được eLib hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Ngữ văn. Bài học Ngữ văn 7 cũng thế với cấu trúc bài học và vốn kiến thức vô cùng rộng cung cấp nên tri thức cần có cho các em. Gồm có 110 bài học được phân bố theo 34 tuần học. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Huớng dẫn học hiệu quả môn Ngữ văn 7
Học giỏi Ngữ văn lớp 7 là mong muốn của tất cả học sinh. Thế nhưng môn học “lắm chữ” này thi thoảng làm các teen chán ghét. Elib sẽ giúp các bạn yêu lại từ đầu môn Ngữ văn qua những bí kíp học giỏi nhé. Cuộc đời học sinh là những tháng ngày dài mài mông trên ghế nhà trường với mười mấy môn học. Trong số những môn học đó, sẽ có môn học giỏi, môn học khá và môn hơi yếu. Rất ít các bạn học sinh đạt được thành tích giỏi đều tất cả các môn. Nhưng các bạn đừng nản chí vội. Có thể học giỏi môn này thì cũng có thể học giỏi môn khác.Một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình phổ thông là môn Ngữ văn. Nếu bạn đang học lớp 7 và không biết làm sao để học giỏi Ngữ văn lớp 7. Thì bài viết này chính là dành cho bạn rồi đấy. Nào, hãy xốc lại tinh thần và sẵn sàng chinh phục môn Ngữ văn lớp 7 đi nào.
2.1. Soạn bài đầy đủ
Cấc thầy cô giáo môn Ngữ văn luôn yêu cầu chúng ta phải soạn bài. Nhưng việc đó khá tốn thời gian. Và nhất là khi chưa được nghe giáo viên giảng bài, thì biết gì đâu mà soạn! Nhưng teen ơi đừng vội nản. Giáo viên yêu cầu chúng ta soạn bài để chuẩn bị cho bài mới trước, chứ đâu yêu cầu chúng ta phải hiểu về bài 100% đúng không nào? Soạn bài đầy đủ là một trong những cách để học giỏi Ngữ văn lớp 7.
Những vấn đề mà bạn không thể tự hiểu về bài học, là thứ bạn có thể hỏi giáo viên khi ở trên lớp. Bạn hiểu bài trước càng nhiều, càng tạo động lực cho bạn đào sâu học tập. Bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi nghe thầy cô giảng bài nữa. Mà có thể tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thầy cô đánh giá cao tinh thần tích cực học tập của bạn. Từ đó bạn có thêm động lực để học giỏi Ngữ văn lớp 7.
2.2. Luyện đọc nhiều hơn
Để học giỏi Ngữ văn lớp 7 hay bất kỳ lớp nào, thì đều cần chú tâm đến việc đọc. Việc đọc nhiều các tác phẩm văn học không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức. Mà còn luyện tập được cách cảm thụ một tác phẩm văn học. Cách triển khai một nội dung và hành văn trong văn chương. Hay là cách sử dụng ngôn từ, nghệ thuật và ngữ pháp.
Không có người tài giỏi nào là lười đọc sách. Và không có học sinh học giỏi Ngữ văn lớp 7 nào mà chỉ biết đọc mỗi sách giáo khoa. Ngoài những tài liệu tham khảo, sách văn sách truyện. Việc đọc trên mạng cũng giúp cho khả năng thông hiểu ngôn từ của học sinh tốt lên. Hơn nữa, có rất nhiều thứ thú vị qua mỗi trang sách hay mỗi blog mà chúng ta có thể đọc được. Vậy nên các bạn hãy chăm chỉ đọc nhiều nhất có thể nhé!
2.3. Tập trung nghe giảng
Nghe giảng giúp học sinh hiểu bài. Như môn Ngữ văn, sẽ có rất nhiều nội dung khó hiểu, ví von ẩn dụ. Vậy nên tập trung nghe giảng để nắm được nội dung bài học là rất cần thiết. Bài giảng của giáo viên chỉ diễn ra một lần, nếu chẳng may bạn lơ đãng không chú ý nghe giảng, rất có thể bạn đã bỏ qua nội dung quan trọng.
2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là phương pháp học tập mới được áp dụng từ vài năm nay. Để học giỏi Ngữ văn lớp 7, bạn hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy giúp bạn hệ thống hóa các kiến thức trong một bài học, một chương hay cả một học kỳ. Từ đó liên kết các kiến thưc lại với nhau, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.
2.5. Tạo cảm hứng học tập
Nếu không có hứng thú thì việc học giỏi bất kỳ môn nào đều khó khăn. Học giỏi Ngữ văn lớp 7 cũng vậy. Cảm hứng học tâp giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Học sinh cũng trở nên hứng thú hơn đối với môn học, tạo sự chủ động trong học tập.
2.6. Cần nắm rõ được kiến thức cơ bản trong chương trình ngữ văn 7
Rõ ràng trong từng môn học để làm tốt một phần nào đó bạn cần hiểu rõ về nó, cũng như môn ngữ văn 7 để học tốt được nó bạn cần nắm được kiến thức cơ bản trong chương trình ngữ văn 7 tức là phải trả lời được câu hỏi “học cái gì?” Vậy ở ngữ văn 7 chúng ta học những gì? Tất nhiên là chúng ta cũng sẽ học theo ba phân môn là đọc hiểu, tiếng việt và làm văn.
Về làm văn: Cần nắm được đặc trưng, cách làm của các loại văn bản: văn biểu cảm, văn nghị luận, văn hành chính công vụ. Ở mỗi kiểu văn bản phải tự vận dụng được trong thực tế đời sống hiện nay.
Ví dụ: Văn bản biểu cảm giúp chúng ta biết yêu thương, hờn giận, chán ghét, đánh giá đúng sai các sự việc trong cuộc sống. Văn nghị luận giúp chúng ta biết bày tỏ quan điểm của mình tại một vấn đề nào đó trong cuộc sống, đó có thể là một hiện tượng hoặc một tư tưởng đạo lí.
Về tiếng việt: Ôn tập các kiến thức lớp 6 và được học các kiến thức về từ về câu khác: quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các kiểu câu mở rộng, rút gọn…
Về đọc hiểu văn bản: học rất nhiều các thể loại: văn trung đại, trữ tình, dân ca, ca dao, văn bản nhật dụng… nhưng đặc biệt chú ý thể loại thơ Đường với nhiều quy tắc về niêm, luật, vần đối khá khó. Bên cạnh việc cảm nhận thơ thì học sinh còn phải tìm hiểu về kết cấu, hình thức, cách gieo vần, cách đối, luật kết dính…
2.7 Soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp và chăm chú nghe giảng ở trên lớp
Một yếu tố quan trọng thứ hai đó là soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp bởi việc này xây dựng và hình thành cho học sinh thói quen, ý thức chủ động tích cực trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Việc chuẩn bị bài tốt đồng nghĩa với việc em ấy chịu cố gắng và chịu tìm hiểu kiến thức, có thể lực học em ấy chưa được tốt nhưng khi em chuẩn bị bài em có thể phần nào nắm được kiến thức. Tuy nhiên thực tế hiện nay chưa nhiều em học sinh làm được điều này, thực chất các em chỉ soạn bài với hình thức đối phó giáo viên, chép sách giải, tài liệu mà không hề biết những câu hỏi đó đề cập tới vấn đề gì. Tới lớp thì ngơ ngác, bỡ ngỡ trước bài giảng của thầy cô giáo. Đặc biệt lớp 7 có thể loại khá mới là thơ Đường nếu như học sinh không chịu tìm hiểu, khi phân tích sẽ không phát hiện ra cái hay, cái sáng tạo của các nhà thơ. Và đồng nghĩa với việc các em sợ hãi trong khi học văn.
Hơn nữa khi đã chuẩn bị bài đầy đủ thì chúng ta cần chú ý nghe giảng bài ở trên lớp bởi những kiến thức chúng ta tìm hiểu chỉ là một phần nào đó, có thể chia chính xác còn bài giảng của thầy cô giáo là chuẩn kiến thức. Vì vậy từng lưu ý, từng lời bình trong bài giảng của thầy cô giáo cực kì quan trọng đối với chúng ta. Nhiều bạn học sinh khi chú ý bài giảng của thầy cô giáo trên lớp có thể ghi nhớ ngay mà không cần phải học nhiều.
2.8. Đối với các bài tập khó nếu chưa làm được cần kiên trì làm, khi có bài nào chưa hiểu thì nên hỏi bạn và thầy cô
Tình trạng phổ biến của hầu hết các em học sinh chính là ngại khó khăn, ngại đưa ra ý kiến, khi gặp khó thì rất nản chí. Vì thế nhiều em khi thấy môn văn khó thì ngại học văn, nhiều bạn thấy không làm được dạng đề này thì không chịu rèn luyện. Bởi trong tư duy của các em đang chưa thay đổi được các thói quen cũ. Nên một trong những phương pháp học tốt văn 7 chính là kiên trì, có ý chí học hỏi, không ngại gian khổ. Ông cha ta đã từng nói “có chí thì nên” để đạt được thành công và cải thiện được tình hình học tập của mình thì các em cần kiên trì làm những phần mình đang còn yếu, nếu một lần chưa được thì hai lần, ba lần, đến khi làm được thì thôi. Những vấn đề nào còn chưa hiểu thì nên hỏi thầy cô giáo đừng ngại ngùng, bởi chính việc ngại ngùng của các em chính là tác nhân đưa các em vào con đường của những học sinh dốt văn đấy.
2.9. Biết tự đánh giá, rút ra kinh nghiệm về khả năng nhận thức của chính bản thân mình, để có lộ trình học tập hợp lí
Người xưa có câu “biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng” bởi có phương pháp, có kế hoạch nhưng cũng cần phải có khả năng tự đánh giá về bản thân mình. Người học phải tự nhận thức được bản thân mình đang cần gì, thiếu gì, đâu là điểm mạnh để phát huy điều đó. Đồng thời trong quá trình rèn luyện phải tự mình đánh giá xem sự cố gắng, lộ trình, phương pháp của bản thân như vậy đã phù hợp chưa? Ngữ văn 7 đem lại cho chúng ta nhiều kiến thức mới, đó là văn học dân gian, đó là thơ đường… vì thế đối với từng loại văn bản và thể loại khác nhau cũng là những thử thách khác nhau đối với người học. Nhưng bản thân đã tự nhận thức được vấn đề và tầm quan trọng của những vấn đề đó thì có thể chuẩn bị được tâm lí, kỹ năng cho bản thân mình một cách tốt nhất.
3. Những lưu ý khi học môn Ngữ văn 7
3.1. Học cái gì?
- Làm văn: Lên lớp 7 các em trước tiên ở học kì 1 được học về khái quát văn bản, được học một kiểu văn bản mới hơn đó là văn bản biểu cảm. Kiểu văn bản này dạy cho chúng ta biết yêu thương, sẻ chia, đùm bọc,…bộc lộ cảm xúc trước những vấn đề của cuộc sống hay đọc các tác phẩm văn học.
Bước sang học kì 2 các em được học một kiểu văn bản mới hơn đó là văn nghị luận. Đây là văn bản viết ra nhằm xác định cho người đọc một quan điểm, tư tưởng nào đó. Để làm rõ tư tưởng quan điểm đó thì cần có dẫn chứng, luận điểm cụ thể rõ ràng. Đồng thời để làm tốt văn bản nghị luận các em cần có kiến thức về các thao tác trong lập luận cụ thể là thao tác lập luận chứng minh và thao tác lập luận giải thích. Một loại văn bản cũng không kém phần quan trọng đó là văn bản hành chính công vụ với thể loại được học đề nghị và báo cáo.
- Đọc hiểu văn bản: Sang lớp 7 các em được bồi đắp các kỹ năng đọc hiểu: cảm thụ văn học, cách dùng từ, cách dùng câu…Cụ thể là 5 nhóm văn bản chính sau:
-
Nhóm văn bản nhật dụng: các văn bản có liên quan đến đời sống hàng ngày, phản ánh cuộc sống đời thường: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê.
-
Nhóm văn bản nghị luận: (chính trị, xã hội, văn chương): đức tính giản dị của bác hồ, ý nghĩa văn chương, ca huê trên sông hương…
-
Nhóm văn bản trữ tình: dân gian, trung đại, hiện đại, nước ngoài
Ví dụ: Dân gian: những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, những câu hát châm biếm, tục ngữ về con người và xã hội, tục ngữ về lao động sản xuất. Các bài thơ trung đại: bạn đến chơi nhà, bánh trôi nước, qua đèo ngang, cảnh khuya, rằm tháng riêng, phò tá về kinh…
- Tiếng việt: Ôn lại các kiến thức lớp 6 và học thêm các kiến thức mới khác như:
-
Từ: Cấu tạo từ (quan hệ từ, đại từ), nguồn gốc của từ (từ Hán Việt), các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa; thành ngữ.
-
Câu: Các kiểu câu (câu đặc biệt), biến đổi câu (câu mở rộng, câu rút gọn), dấu câu.
-
Biện pháp tu từ: điệp từ, chơi chữ, liệt kê.
3.2. Học như thế nào?
- Phương pháp chung
Cần có vốn sống phong phú: thông qua thực tế để từ đó suy ngẫm rút ra bài học cụ thể.
Có từ ngữ phong phú đa dạng bằng việc đọc các kiến thức để tăng vốn từ, vốn câu, vốn từ, cấu trúc câu, cách diễn đạt. Cần phải đọc các tác phẩm văn chương đặc biệt các tác phẩm trong sách giáo khoa, để từ đó bám sát kiến thức văn bản như vậy bài viết mới mang tính thuyết phục cao. Ngoài ra còn nên đọc các Học phải áp dụng vào thực tế, từ đó tích lũy vốn sống, vốn tri thức cho bản thân.
- Phương pháp riêng
Để viết nên bài viết hay và thuyết phục người đọc các em cần phải
-
Viết chậm mà chắc: Cần phải nắm chắc và xác định kỹ các vấn đề mà đề bài yêu cầu.
-
Luyện tập và luyện tập: đây là yếu tố quan trọng nhất, dù trong bất cứ môn học nào thì siêng năng luyện tập cũng đem lại hiệu quả trong học tập.
-
Tham khảo các kiến thức ở sách báo, tài liệu để tăng vốn ngôn ngữ và cách dùng từ