Thuốc Betahistine - Điều trị bệnh Ménière
Betahistine được sử dụng cho bệnh Ménière. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của betahistine là gì?
Betahistine là một loại thuốc gọi là ‘histamine analogue’.
Betahistine được sử dụng cho bệnh Ménière với các dấu hiệu bao gồm:
Chóng mặt; Ù tai; Lãng tai hay nghe khó khăn.
Thuốc này hoạt động bằng cách cải thiện lưu lượng máu bên trong tai. Thuốc giúp giảm gia tăng áp lực.
Bạn nên uống betahistine như thế nào?
Luôn dùng thuốc này chính xác theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc, tùy thuộc vào thuyên giảm của bệnh. Dùng thuốc đều đặn. Các loại thuốc có thể mất một lúc để phát huy tác dụng. Cách dùng betahistine. Nuốt viên nén với nước. Dùng thuốc trong bữa ăn hoặc sau khi ăn.
Tuy nhiên, betahistine có thể gây ra vấn đề nhẹ ở dạ dày. Dùng Betahistine với thức ăn có thể giúp làm giảm các vấn đề dạ dày.
Bạn nên bảo quản betahistine như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng betahistine cho người lớn là gì?
Liều thông thường là 24 mg- mg 48 cho một ngày.
Viên nén 8 mg: một hoặc hai viên, uống ba lần một ngày.
Viên nén 16 mg: một nửa viên thuốc hoặc một viên thuốc, uống ba lần một ngày. Nếu bạn dùng nhiều hơn một viên thuốc mỗi ngày, chia đều các viên thuốc dùng cho cả ngày. Ví dụ, một viên thuốc trong buổi sáng, một viên buổi trưa và một viên vào buổi tối.
Liều dùng betahistine cho trẻ em là gì?
Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Betahistine có những dạng và hàm lượng nào?
Betahistine có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén:
Betahistine 8 mg: viên trắng hoặc trắng nhợt hình tròn, viên nén phẳng không bao phim in nổi chữ ‘X’ ở một mặt và ’87’ ở mặt còn lại. Betahistine 16 mg:viên trắng hoặc trắng nhợt hình tròn, viên nén phẳng không bao phim in nổi chữ ‘X’ ở một mặt có lằn cắt giữa và ’88’ trên mặt bên kia. Viên thuốc có thể được chia thành các liều bằng nhau. Betahistine 24 mg viên trắng hoặc trắng nhợt hình tròn, viên nén phẳng không bao phim in nổi chữ ‘X’ ở một mặt có lằn cắt giữa và ’89’ trên mặt bên kia. Viên thuốc có thể được chia thành các liều bằng nhau.
Viên nén Betahistine:
Thuốc giộp da Polyamide/ Aluminium/ PVC/ Aluminium:
8 mg: 10, 20, 50, 60, 84, 100 & 120 viên; 16 mg: 10, 20, 30, 60 & 84 viên; 24 mg: 10, 20 & 60 viên.
Chai thủy tinh HDPE tròn màu trắng đục với băng polypropylene chứa cuộn cotton: 30 viên và 1000 viên.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng betahistine?
Như mọi loại thuốc khác, thuốc này củng có thể gây ra tác dụng phụ, dù không phải ai cũng mắc phải. Rất ít tác dụng phụ có hại được báo cáo có liên quan đến betahistine.
Những tác dụng phụ sau có thể xảy ra trong quá trình điều trị với thuốc betahistine:
Phản ứng do dị ứng:
Sưng mặt, môi, lưỡi hay cổ; Sụt huyết áp; Khó thở; Thiếu tỉnh táo.
Nếu có bất kỳ tác dụng phụ xảy ra bạn nên ngừng điều trị ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ.
Các tác dụng phụ khác bao gồm:
Triệu chứng phổ biến (ít hơn 1/10 người mắc phải): nôn ói, khó tiêu, đau đầu Các vấn đề nhẹ ở bụng như khó chịu (ói), đau bao tử, sưng bao tử và căng phồng bụng.
Dùng betahistine với thức ăn có thể giúp giảm các vấn đề bao tử.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dung betahistine bạn nên biết những gì?
Không dùng betahistine
Nếu bạn bị dị ứng với betahistine hoặc bất kỳ của các thành phần khác của thuốc. Nếu bạn có có khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận pheochromocytoma. Cảnh báo và biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn bị loét dạ dày. Nếu bị bệnh suyễn. Nếu bạn bị mày đay, phát ban da hoặc cảm lạnh do dị ứng, vì những triệu chứng khó chịu này có thể trở nên nghiêm trọng. Nếu bạn có huyết áp thấp.
Nếu bạn mắc bất kỳ các tình trạng ở trên, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về việc có nên dùng viên nén Betahistine
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ.
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Betahistine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Hãy báo với bác sỹ về các thuốc bạn đang dùng, đã dùng gần đây hoặc sắp sửa dùng.
Đặc biệt, báo với bác sỹ nếu bạn đang dùng các thuốc:
Anti-histamines – Theo lý thuyết, anti-histamine và betahistine không hiệu quả khi dùng chung. Ngoài ra, betahistine có thể làm giảm tác dụng của antihistamines. Thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs) – dùng để trị bệnh trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Những thuốc này có thể làm tăng khả năng phơi nhiễm của betahistine.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới betahistine không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến betahistine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Betahistine mà eLib.VN đã tổng hợp được. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Bezafibrate - Tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu
- doc Thuốc Bendroflumethiazide - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Bethanechol - Điều trị một số vấn đề ở bàng quang
- doc Thuốc Bevacizumab - Điều trị ung thư
- doc Thuốc Betamethasone - Điều trị các bệnh như viêm khớp
- doc Thuốc Beta sitosterol - Điều trị các bệnh tim và cholesterol cao
- doc Thuốc Betamethasone valerate + fusidic acid - Điều trị viêm da
- doc Thuốc Benda® - Điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim
- doc Thuốc Benfluorex - Điều trị tăng lipid huyết
- doc Thuốc Benfotiamine - Điều trị hạ thiamine, tê phù, viêm dây thần kinh
- doc Thuốc Benidipine - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Benorilate - Điều trị viêm khớp
- doc Thuốc Benserazide + Levodopa - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc Benzalkonium Chloride - Điều trị vết cắt, xước và bỏng
- doc Thuốc Benzathin penicillin G - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Benzathine benzylpenicilline - Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Benzatropine - Điều trị bệnh Parkinson, co thắt
- doc Thuốc Benzdromarone - Ngăn ngừa bệnh gút
- doc Thuốc Benzocaine - Tác dụng giảm đau
- doc Thuốc Benzodiazepin - Điều trị động kinh, lo lắng và mất ngủ
- doc Thuốc Benzonatate - Điều trị các triệu chứng ho và cảm
- doc Thuốc Benzoxonium Chloride - Điều trị các bệnh nhiễm trùng ở miệng và họng
- doc Thuốc Benzoyl peroxide - Điều trị mụn
- doc Thuốc Benzydamine - Điều trị đau nhức
- doc Thuốc Benzyl Benzoate - Điều trị chấy rận và bệnh ghẻ
- doc Thuốc Benzylpenicillin - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Benzylthiouracil - Điều trị bệnh cường giáp
- doc Thuốc bôi Bepanthen - Khôi phục độ ẩm cho da khô
- doc Thuốc Bepridil - Điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực
- doc Thuốc Beprosalic® - Điều trị viêm màng phổi, viêm da
- doc Thuốc Beraprost - Điều trị động mạch ngoại biên, tăng huyết áp
- doc Thuốc Berberine - Điều trị bỏng, suy tim sung huyết, đái tháo đường
- doc Thuốc Berlamin Modular® - Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh
- doc Thuốc Berocca® - Bổ sung vitamin, axit folic, canxi
- doc Thuốc Berodual® - Điều trị viêm phế quản tắc nghẽn
- doc Thuốc Betagan® - Điều trị các tình trạng về mắt
- doc Thuốc Betaloc® - Điều trị đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim
- doc Thuốc Betamethasone - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Celestamine® - Điều trị các vấn đề dị ứng, hô hấp, da liễu
- doc Thuốc Betamethasone + Gentamicin - Điều trị tình trạng viêm mắt hoặc viêm tai
- doc Thuốc Betamethasone + Neomycin - Điều trị viêm da, viêm mắt
- doc Thuốc Betamethasone Dipropinate + Axit Salicylic - Điều trị các vấn đề về da
- doc Thuốc Betamethasone dipropinate + clotrimazole - Điều trị viêm da nhiễm trùng
- doc Thuốc Betamethasone dipropionate + calcipotriol - Điều trị bệnh vẩy nến
- doc Thuốc Betanidine - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Betaserc - Điều trị hội chứng Méniere
- doc Thuốc Betaxolol - Điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ
- doc Thuốc Betex® - Bổ sung vitamin B1, B6, B12
- doc Thuốc Betnovate® - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Bevantolol - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Bevitine® - Bổ sung vitamin B1
- doc Thuốc Bexarotene - Điều trị các bệnh về da do ung thư gây ra
- doc Thuốc Be-Stedy 24 - Điều trị chứng chóng mặt, hội chứng Meniere
- doc Thuốc Beano® - Ngăn ngừa đầy hơi
- doc Thuốc Beazyme® - Điều trị phù nề và viêm
- doc Thuốc Becilan® - Điều trị hoặc ngăn ngừa sự suy giảm vitamin B6
- doc Thuốc Beclate 50® - Điều trị hen & phổi tắc nghẽn
- doc Thuốc Beclate Aquanase® - Điều trị hen suyễn
- doc Thuốc Beclomethasone - Điều trị hen suyễn
- doc Thuốc Belafcap® - Tăng cường và phục hồi sức khỏe
- doc Thuốc Bena Expectorant® - Điều trị ho
- doc Thuốc Benazepril - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Bencyclane - Điều trị các rối loạn mạch máu ngoại biên và rối loạn mạch máu não
- doc Thuốc Beta carotene - Điều trị hen suyển, AIDS, nghiện rượu, bệnh Alzheimer’s
- doc Thuốc Betaderm neomycin - Điều trị các bệnh về da
- doc Thuốc Betadine Gargle and Mouthwash® - Điều trị nhiễm trùng niêm mạc miệng
- doc Thuốc Betadine Vaginal Douche® - Điều trị viêm âm đạo
- doc Thuốc Betadine® Ointment - Điều trị nhiễm trùng da và bội nhiễm