Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em có thể ôn luyện lại kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

1.1. Soạn câu 1 trang 109 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Các thành phần của câu là:

a. “Điều này” -> khởi ngữ trong câu.

b. “Dường như” -> thành phần tình thái trong câu.

c. “Những người con gái...nhìn ta như vậy” -> thành phần phụ chú trong câu.

d. 

- “Thưa ông” -> thành phần gọi đáp trong câu.

- “Vất vả quá!” -> thành phần cảm thán trong câu.

1.2. Soạn câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái:

Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn có những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà, những tác phẩm của nhà văn đã để lại cho người đọc nhiều bài học có ý nghĩa và văn bản "Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Kết thúc truyện là một cảm xúc lâng lâng khó tả, những dư vị về niềm thương, nối xót xa cứ trở đi trở lại trong lòng người đọc. Dường như, chỉ khi trải qua những sóng gió của cuộc đời con người ta mới cảm nhận hết tình cảm thân thương, sự hi sinh tần tảo của người vợ. Chỉ khi đôi chân không còn đi được nữa, con người ta mới có cơ hội lặng ngắm những điều giản dị, thân thương nhất trong cuộc đời mình. Đọc "Bến quê", ta không khỏi suy ngẫm về cuộc đời, về những hạnh phúc giản dị quanh ta, mà có đôi lúc, ta đã chợt lãng quên.

- Khởi ngữ trong đoạn văn trên là: "Nguyễn Minh Châu, Bến quê".

- Thành phần tình thái trong đoạn văn trên là: "dường như".

2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

2.1. Soạn câu 1 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Những phép liên kết có trong những câu văn đã cho như sau:

a. "Nhưng, nhưng rồi, và" -> Phép nối.

b. "Cô bé - cô bé -> Phép lặp và phép thế.

c. “Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” -> Phép thế.

2.2. Soạn câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Các phép liên kết có trong những câu văn là:

a.  "Mưa - mưa đá - tiếng lanh canh - gió" -> đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

b. "Cô bé" -> phép thế.

c.

- "Bất bình - khinh bỉ - cười kháy - Pháp - Nã phá luân - Mĩ - Hoa Thịnh Đốn" -> đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- "Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa" -> phép thế.

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

3.1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Câu chuyện trên người viết đã sử dụng hàm ý ở chỗ câu nói của người ăn xin, nhằm nhạo báng những tên nhà giàu và qua đó người ăn xin muốn nói địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu (bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian).

3.2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Nam đã vi phạm phương châm cách thức, phương châm quan hệ vì không muốn nói lên ý kiến của mình là chê.

b. Huệ đã vi phạm phương châm lượng vì không muốn trách người khác quá nhiều.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM