Soạn bài Bắc Sơn Ngữ văn 9 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung của văn bản "Bắc sơn". Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em có kĩ năng phân tích một vở kịch. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Bắc Sơn Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn: Vở kịch này ở hồi bốn tập trung kể một cách chi tiết về những sự kiện xảy ra xoay quanh gia đình của Thơm và Ngọc, cụ thể là khi chứng kiến cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.

2. Soạn câu 2 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Nhận xét về tình huống truyện như sau:

- Tình huống của vở kịch được tác giả xây dựng một cách độc đáo và đầy kịch tính, đó là sự việc Thái và Cửu khi chạy trốn bọn giặc truy lùng của Ngọc đã không may Thái và Cửu lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc ấy chỉ có một mình Thơm ở nhà, tình huống này khiến Thơm phải dứt khoát lựa chọn bằng việc che giấu hai người. Nói rõ hơn là Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống này cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng mình.

- Tác giả xây dựng những xung đột trong vở kịch nhằm mục đích tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đầy căng thẳng của dân tộc, xung đột này diễn ra giữa lúc cuộc khởi nghĩa bị đàn áp kẻ thù đang ráo riết truy lùng những chiến sĩ cách mạng, xung đột kịch đoạn này còn diễn ra ngay trong nhân vật Thơm và đã có bước quyết định khiến cô đã lựa chọn là đứng về phía cách mạng.

3. Soạn câu 3 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Tâm trạng và hoàn cảnh nhân vật Thơm:

- Nhân vật Thơm có hoàn cảnh khá đáng thương mặc dù được sống trong hạnh phúc, sự chiều chuộng của chồng, tác giả đã kể rằng cha và em trai của Thơm đã mất, còn mẹ thì hóa điên bỏ đi. Còn người thân duy nhất là chồng mình (Ngọc), Ngọc đang dần lộ bộ mặt Việt gian.

- Thơm luôn sống trong sự day dứt và vô cùng hối hận về cái chết của em trai và cha của mình, hình ảnh chết chóc ấy cùng với việc người mẹ hóa điên luôn dằn vặt trong cô.

- Thái độ với chồng: Băn khoăn, nghi ngờ chồng, tìm cách dò xét, cố níu chút hi vọng về chồng.

- Hành động: Che giấu Thái, Cửu - hai chiến sĩ cách mạng ngày trong buồng mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ chiến sĩ cách mạng.

4. Soạn câu 4 trang 166 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Phân tích nhân vật Ngọc, Thái và Cửu:

- Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước, đồng thời nhân vật Ngọc bắt đầu thể hiện tham vọng tham lam về danh vọng và tiền bạc. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra.

- Thái bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của một tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.

5. Soạn câu 5 trang 167 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng:

- Tác giả đã xây dựng nhân vật cùng những tình huống kịch đầy kịch tính, từ đó để nhân vật bộc lộ rõ tính cách và mở đầu những xung đột của vở kịch (cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và xung đột trong nội tâm nhân vật Thơm), thúc đẩy hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ đối thoại: với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau.

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM