Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn "Ôn tập phần Tiếng Việt" dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

1.1. Soạn câu 1 trang 109 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Liệt kê thành phần của câu trong những ngữ liệu đã cho là:

a. Cụm từ “Điều này” là khởi ngữ.

b. Cụm từ “Dường như” là thành phần tình thái.

c. Cụm từ “Những người con gái... nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.

d. 

- Cụm từ “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.

- Cụm từ “Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.

1.2. Soạn câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái:

Bến quê, một tác phẩm chứa đựng những triết lý về cuộc đời vô cùng ý nghĩa, mang đến cho người đọc những bài học quý giá trong cuộc sống, đây còn là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật... Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.

- Khởi ngữ trong đoạn văn trên là: "Bến quê, đọc Bến quê".

- Thành phần tình thái trong đoạn văn trên là: "Chắc chắn".

2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

2.1. Soạn câu 1 trang 110 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Liệt kê những phép liên kết đã sử dụng trong những ngữ liệu trên là:

a. Những cụm từ: "nhưng, nhưng rồi, và" -> thuộc biện pháp nối.

b. Những cụm từ: "cô bé - cô bé -> thuộc biện pháp lặp lại và biện pháp thế.

c. Những cụm từ: “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” -> thuộc biện pháp thế.

2.2. Soạn câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Phép liên kết được sử dụng trong những ngữ liệu đã cho là:

a. Ngữ liệu a:

- Những cụm từ như: "Mưa - mưa đá - tiếng lanh canh - gió" -> sử dụng đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

b. Ngữ liệu b:

- Những cụm từ như: "Cô bé" -> sử dụng phép thế.

c. Ngữ liệu c:

- Những cụm từ như: "Bất bình - khinh bỉ - cười kháy - Pháp - Nã phá luân - Mĩ - Hoa Thịnh Đốn" -> sử dụng phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- "Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa" -> Phép thế.

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

3.1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Hàm ý trong câu chuyện đã cho chúng ta có thể hiểu rằng câu nói cuối truyện của nhân vật người ăn mày đã dùng hàm ý để giao tiếp với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.

3.2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (tránh làm bạn tổn thương), nên cố ý vi phạm phương châm cách thức, phương châm quan hệ (nói lảng đi, nói lệch đề tài).

b. Huệ muốn nói "còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo". Huệ cố tình vi phạm phương châm lượng (nói thiếu), làm nhẹ đi phần trách.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM