Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT môn Hóa học 9 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 8.1 trang 9 SBT Hóa học 9
Bằng phương pháp hoá học nào có thể phân biệt được hai dung dịch bazơ: NaOH và Ca(OH)2? Viết phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của NaOH và Ca(OH)2 để nhận biết hai chất này.
Hướng dẫn giải
Dùng dung dịch muối cacbonat, thí dụ Na2CO3 để nhận biết: nếu không có kết tủa, bazơ là NaOH, nếu tạo ra kết tủa trắng (CaCO3), bazơ là Ca(OH)2.
Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3
2. Giải bài 8.2 trang 9 SBT Hóa học 9
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
Phương pháp giải
Áp dụng những tính chất hóa học khác nhau giữa các hợp chất vô cơ để nhận biết các dung dịch trên.
Hướng dẫn giải
Có nhiều cách nhận biết, sau đây là một thí dụ.
- Dùng quỳ tím nhận biết được dung dịch NaOH (quỳ tím chuyển sang xanh), dung dịch Na2SO4 (không đổi màu quỳ tím) và nhóm 2 axit (quỳ tím chuyển sang đỏ).
- Dùng hợp chất của bari, như BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 để phân biệt HCl với H2SO4 nhờ có phản ứng tạo kết tủa trắng.
3. Giải bài 8.3 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho những chất sau: Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.
a) Từ những chất đã cho, hãy viết các phương trình hoá học điều chế NaOH.
b) Nếu những chất đã cho có khối lượng bằng nhau, ta dùng phản ứng nào để có thể điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
Phương pháp giải
Xem lại phương pháp điều chế NaOH hoặc các phương trình hóa học mà sản phẩm có NaOH, tính toán phương trình hóa học và đưa ra kết luận hợp lý.
Hướng dẫn giải
a) Điều chế NaOH từ những chất đã cho :
- Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 :
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH (1)
- Điện phân dung dịch NaCl trong thùng điện phân có vách ngăn :
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
b) Đặt khối lượng của mỗi chất ban đầu là a gam.
Theo (1): 106 gam Na2CO3 tác dụng với 74 gam Ca(OH)2 sinh ra 80 gam NaOH. Nếu có a gám mỗi chất thì Na2CO3 sẽ thiếu, Ca(OH)2 sẽ dư. Như vậy, khối lượng NaOH điều chế được sẽ tính theo khối lượng Na2CO3:
106 gam Na2CO3 điều chế được 80 gam NaOH.
Vây a gam Na2CO3 điều chế được 80a/106 gam NaOH.
Theo (2) : 117 gam NaCl điều chế được 80 gam NaOH.
Vậy a gam NaCl điều chế được 80a/117 gam NaOH.
So sánh khối lượng NaOH điều chế được, ta thấy :
80a/106 > 80a/117
a gam Na2CO3 điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn so với dùng a gam NaCl.
4. Giải bài 8.4 trang 10 SBT Hóa học 9
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất
A (pH = 13), B (pH = 3); C (pH = 1); D (pH = 7); E (pH = 8)
a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên :
Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4
Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2.
Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất.
Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn).
Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3.
b) Hãy cho biết:
1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH.
2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl.
3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
Phương pháp giải
pH < 7 → dung dịch axit
pH > 7 → dung dịch bazo
pH = 7 → môi trường trung tính
Dựa vào tính chất hóa học để trả lời các câu hỏi.
Hướng dẫn giải
a) Dự đoán :
Dung dịch c có thể là dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4.
Dung dịch A có thể là dung dịch NaOH hoặc dung dịch Ca(OH)2.
Dung dịch D có thể là dung dịch đường, dung dịch NaCl hoặc nước cất.
Dung dịch B có thể là dung dịch CH3COOH (axit axetic).
Dung dịch E có thể là dung dịch NaHCO3.
b) Tính chất hoá học của các dung dịch:
1. Dung dịch c và B có phản ứng với Mg và NaOH.
2. Dung dịch A và E có phản ứng với dung dịch HCl.
3. Những dung dịch sau trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học:
- Dung dịch A và dung dịch C.
- Dung dịch A và dung dịch B.
- Dung dịch E và dung dịch C.
- Dung dịch E và dung dịch B.
- Dung dịch E và dung dịch A.
5. Giải bài 8.5 trang 10 SBT Hóa học 9
3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 4,15 gam các muối clorua.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp ban đầu.
Phương pháp giải
Viết các phương trình hóa học xảy ra. Giải hệ hai phương trình hai ẩn là số mol của từng kiềm.
Hướng dẫn giải
a) Các phương trình hoá học :
HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)
HCl + KOH → KCl + H2O (2)
b) Đặt x và y là số mol của NaOH và KOH trong hỗn hợp, ta có hệ phương trình:
40x + 56y = 3,04 (I)
58,5x + 74,5y = 4,15 (II)
Giải hệ phương trình (I) và (II), ta được: x = 0,02 và y = 0,04.
Số gam NaOH và KOH có trong hỗn hợp là :
mNaOH = 40.0,02 = 0,8g
mKOH = 56.0,04 = 2,24g
6. Giải bài 8.6 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư.
a) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
b) Dẫn khí CO2 thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính khối lượng muối cacbonat thu được.
Phương pháp giải
Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hoá học:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Số mol CO2, thu được :
nCO2 = nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol
Thể tích khí CO2 đo ở đktc:
VCO2 = 22,4 X 0,1 = 2,24 (lít),
b) Khối lượng NaOH có trong dung dịch :
mNaOH = 40x50/100 = 20(gam) ứng với số mol là
nNaOH = 20/40 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn gấp hớn 2 lần số mol CO2, vậy muối thu được sẽ là Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Theo phương trình hoá học, ta có :
nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol
Vậy khối lượng muối cacbonat thu được: mNa2CO3 = 106 x 0,1 = 10,6g.
7. Giải bài 8.7 trang 10 SBT Hóa học 9
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M và tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m.
Phương pháp giải
Viết phương trình hóa học, nhận xét quan hệ số mol HCl và nước. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính m.
Hướng dẫn giải
Số mol HCl phản ứng: 0,4.1 = 0,4 (mol)
⇒ mHCl = 0,4.36,5 = 14,6 (gam)
Theo phương trình hoá học nH2O = nHCl = 0,4 mol
mH2O = 0,4 x 18 = 7,2g
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: m + 14,6 = 24,1 + 7,2
Vậy m = 16,7 gam.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
- doc Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ