Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Dựa theo nội dung SBT Hóa học 9 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh bài giải Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Hóa 9 Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

1. Giải bài 5.1 trang 7 SBT Hóa học 9

Có những chất sau: Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về tính chất hóa học của axit.

Hướng dẫn giải

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu

- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng đều tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3).

Phương trình hóa học của HCl:

Zn + HCl → ZnCl+ H2

MgO + 2HCl → MgCl+ H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình hóa học của H2SO4:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO+ 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

2. Giải bài 5.2 trang 8 SBT Hóa học 9

Để phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 người ta dùng:

A. BaCl2  

B. HCl   

C. Pb(NO3)2     

D. NaOH

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ đã học để phân biệt.

Hướng dẫn giải

Người ta dùng dung dịch HCl

- Có bọt khí thoát ra, nhận ra dung dịch Na2CO3

- Không có bọt khí, nhận ra dung dịch Na2SO4

Đáp án cần chọn là B.

3. Giải bài 5.3 trang 8 SBT Hóa học 9

Cho những chất sau :

A. CuO   

B. MgO   

C. H2O     

D. SO2

E. CO2.

Hãy chọn những chất thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống trong các phương trình hoá học sau :

1. 2HCl + ... → CuCl2 + ...

2. H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + ... + ...

3. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 +... + ...

4. H2SO4 + ... → MgSO4 + ...

5. ... + ... ⇔ H2SO3

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của oxit và axit để hoàn thiện các phương trình hóa học. 

Hướng dẫn giải

1. A. CuO và C. H2O

2. D. SO2 và C. H2O

3. E. CO2 và C. H2O

4. B. MgO và C. H2O

5. D. SO2 và C. H2O

4. Giải bài 5.4 trang 8 SBT Hóa học 9

Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4.

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế SO2 từ các chất trên.

b) Cần điều chế n mol SO2, hãy chọn chất nào để tiết kiệm được H2SO4. Giải thích cho sự lựa chọn.

Phương pháp giải

Xem lại tính chất hóa học của axit. 

Hướng dẫn giải

a) Các phản ứng điều chế SO2:

Na2SO3 + H2SO→ Na2SO4 + H2O + SO2 ↑  (1)

2H2SO(đặc) + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2 ↑  (2)

b) Chọn Cu hay Na2SO3 ?

Theo (1): Điều chế n mol SOcần n mol H2SO4.

Theo (2): Điều chế n moi SO2 cần 2n mol H2SO4.

Kết luận: Dùng Na2SO3 tiết kiệm được H2SO4.

5. Giải bài 5.5 trang 8 SBT Hóa học 9

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau: Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1:

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.

Thí nghiệm 2:

0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.

0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.

Phương pháp giải

Tính toán theo phương trình hóa học.

Xem lại tính chất hóa học của axit.

Hướng dẫn giải

a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H↑(1)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)

b) TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau

b) TN2: Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng

Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2

Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2

Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

6. Giải bài 5.6 trang 8 SBT Hóa học 9

Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3Ocần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.

Phương pháp giải

Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Nhận xét quan hệ giữa số mol axit và số mol nước.

Áp dụng định luật bào toàn khối lượng tìm được a.

Hướng dẫn giải

Theo bài số mol H2SO4 đã phản ứng là: nH2SO4 = 0,4.2 = 0,8 (mol)

⇒ mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4 (gam)

Theo các phương trình hoá học và định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit + maxit = mmuối + mH2O

và nH2O = nH2SO→ mH2O = 0,8 x 18 = 14,4 (gam)

Vậy 44,8 + 78,4 = mmuối + 14,4 → mmuối = a = 108,8 (gam)

7. Giải bài 5.7 trang 8 SBT Hóa học 9

Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% lưu huỳnh, người ta sản xuất được 73,5 tấn axit sunfuric.

a) Tính hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric.

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO50% thu được từ 73,5 tấn H2SO4 đã được sản xuất ở trên.

Phương pháp giải

Xem lại quy trình sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit sắt

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:

mS = 80x40/100 = 32 tấn

Điều chế H2SO4 theo sơ đồ sau

S → SO2 → SO3 → H2SO4

mH2SO4 = 32x98/32 = 98 tấn

Hiệu ứng phản ứng: H = 73,5/98 x 100 = 75%

b) 100 tấn dung dịch có 50 tấn H2SO4

x tấn ← 73,5 tấn

x = 73,5x100/50 = 147 tấn

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM