Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Địa 10 Bài 17 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về thổ nhưỡng quyển và các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Mời các em cùng theo dõi!

Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

1. Giải bài 1 trang 45 SBT Địa lí 10

Tô kín O trước ý trả lời đúng.

1.1. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì gọi là

a) O thổ nhưỡng (đất).                c) O đất phù sa.

b) O chất mùn.                             d) O lớp vỏ phong hoá.

1.2. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp, được đặc trưng bởi độ phì, nằm ở bể mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển được gọi là

a) O lớp vỏ phong hoá.                    c) O lớp trầm tích.

b) O lớp phủ thổ nhưỡng.                 d) O thạch quyển.

1.3. Độ phì của đất là khả năng

a) O cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật

sinh trưởng và phát triển.

b) O cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.

c) O làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh.

d) O chuyển hoá nước, nhiệt, khí, các chất khoáng,... thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và độ phì của đất để chọn đáp án phù hợp.

Gợi ý trả lời

1.1. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì gọi là thổ nhưỡng (đất).

→ Chọn a.

1.2. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp, được đặc trưng bởi độ phì, nằm ở bể mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển được gọi là lớp phủ thổ nhưỡng.

→ Chọn b.

1.3. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiếrcho thực vật sinh trưởng và phát triển.

→ Chọn a.

2. Giải bài 2 trang 46 SBT Địa lí 10

Nêu vai trò của các nhân tố đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người trong sự hình thành đất. Nêu ví dụ.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về các nhân tố trong sự hình thành đất để nêu vai trò và cho ví dụ.

Gợi ý trả lời

- Đá mẹ:

+ Vai trò: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

+ Ví dụ: 

  • Đất badan hình thành từ phun trào núi lửa.
  • Đất feralit phát triển trên đá vôi co nguồn gốc đá mẹ là đá vôi

- Khí hậu:

+ Vai trò: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. 

  • Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất.
  • Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
  • Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

+ Ví dụ: Vùng khí hậu hoang mạc thường là đất cát.

- Sinh vật: 

+ Vai trò: 

  • Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá.
  • Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

+ Ví dụ:

  • Sinh vật lá kim khi rụng lá tạo ra lớp mùn giúp hình thành đất pốt dôn
  • Giun sống trong đất và giúp đất tơi xốp.

- Địa hình:

+ Vai trò: 

  • Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong.
  • Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
  • Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

+ Ví dụ:

Độ cao trên 2000m  ở nước ta có đất mùn núi cao

- Thời gian: 

+ Vai trò:

Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

+ Ví dụ: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian.

- Con người:

+ Vai trò:

Tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự hình thành đất

+ Ví dụ:

  • Bón phân.
  • Chặt phá rừng.

3. Giải bài 3 trang 47 SBT Địa lí 10

Trên Trái đất, tại sao tính chất của đất ở mỗi nơi lại khác?

Phương pháp giải

Dựa vào tác nhân hình thành và tác động vào đất cũng khác nhau để giải thích tạo sao tính chất của đất ở mỗi nơi lại khác.

Gợi ý trả lời

Tính chất của đất ở mỗi nơi một khác vì các tác nhân hình thành và tác động vào đất cũng khác nhau như: khí hậu, sinh vật, địa hình... 

4. Giải bài 4 trang 47 SBT Địa lí 10

Tại sao nói: Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất? Cho ví dụ.

Phương pháp giải

Cần chỉ ra những yếu tố của khí hậu đến sự hình thành đất để giải thích và cho ví dụ.

Gợi ý trả lời

Khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất vì :

- Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Ví dụ: Điều kiện nhiệt ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ, sau đó phong hóa rồi tiếp tục bị phân hóa thành đất.

- Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật.

Trong khi đó lớp phủ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành đất.

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM