Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất SBT Địa lí 10 dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

1. Giải bài 1 trang 22 SBT Địa lí 10

Hãy điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) trong bảng sau:

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang tác động tới vỏ Trái Đất như thế nào để hoàn thành bảng đã cho.

Gợi ý trả lời

2. Giải bài 2 trang 22 SBT Địa lí 10

Điền nội dung phù hợp vào các chỗ trống (...) trong sơ đồ sau:

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của tác động của nội lực được vận động theo những phương nào và xảy ra những hiện tượng gì để hoàn thành sơ đồ đã cho.

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 22 SBT Địa lí 10

Tô kín O trước ý trả lời đúng.

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

a)   O năng lượng của bức xạ mặt trời.

b)   O năng lượng của động đất, núi lửa.

c)   O năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

d)   O năng lượng từ Vũ Trụ.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

Gợi ý trả lời

Nguồn năng lượng sinh ra nội sinh chủ yếu là:

c) Năng lượng ở trong lòng Trái Đất

4. Giải bài 4 trang 23 SBT Địa lí 10

Phân biệt hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

b) Hiện tượng đứt gãy

Phương pháp giải

Cần dựa vào nơi xảy ra, quá trình và kết quả của hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy để phân biệt 2 hiện tượng này.

Gợi ý trả lời

a) Hiện tượng uốn nếp:

Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ.
Nguyên nhân: do tác động của lực nằm ngang.

Diễn ra chậm, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao

Kết quả là miền núi uốn nếp.

b) Hiện tượng đứt gãy:

Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau.

Nguyên nhân: do tác động của lực nằm ngang

Xảy ra ở vùng đá cứng

Kết quả tạo ra các địa hào, địa lũy, hẻm vực, thung lũng.

5. Giải bài 5 trang 23 SBT Địa lí 10

Điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) và đánh các mũi tên để tạo thành sơ đồ.

HIỆN TƯỢNG UỐN NẾP

Phương pháp giải

Cần nắm rõ quá trình của hiện tượng uốn nếp để điền những từ còn thiếu vào chỗ trống và đánh dấu mũi tên theo yêu cầu đề bài.

Gợi ý trả lời

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM