Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên bản đồ
Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên bản đồ là tài liệu học tốt môn Địa lí 10 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Địa lí 10 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 29 SBT Địa lí 10
Dựa vào hình 7.3 trang 27 SGK và nội dung kiến thức, hãy nêu tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
Phương pháp giải
Dựa vào kỹ năng đọc và phân tích bản đồ và kiến thức đã học để kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
Gợi ý trả lời
Tên các mảng kiến tạo lướn của thạch quyển
1. Mảng Thái Bình Dương
2. Mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia
3. Mảng Âu – Á
4. Mảng Phi
5. Mảng Bắc Mĩ
6. Mảng Nam Mĩ
7. Mảng Nam Cực
2. Giải bài 2 trang 29 SBT Địa lí 10
Dựa vào hình 10 (tr. 38 SGK), kết hợp với hình 7.3 (tr. 27 SGK), hãy cho biết:
a) Động đất và núi lửa thường xảy ra ở những khu vực nào trên Trái Đất?
b) Các vùng núi trẻ thường phân bố chủ yếu ở những khu vực nào trên Trái Đất?
c) Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.
Phương pháp giải
Cần nắm vững kĩ năng đọc và phân tích bản đồ để xác định khu vực động đất và núi lửa, sự phân bố các vùng núi trẻ, từ đó đưa ra nhận xét.
Gợi ý trả lời
a) - Vành đai động đất:
+ Vành đai động đất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tay Châu Mĩ.
+ Vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương
- Vành đai núi lửa:
+ Vành đai lửa Thái Bình Dương
+ Vành đai lửa Địa Trung Hải
+ Vành đai lửa Đại Tây Dương
+ Vành đai lửa Đông Phi
b) Vùng núi trẻ thường phân bố chủ yếu ở những khu vực sau trên Trái Đất
+ Dãy Himalaya (Châu Á)
+ Dãy Coocđie (Bắc Mĩ)
+ Dãy An đét (Nam Mĩ)
c) Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ
- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng núi trẻ. Sự hình thành chúng có liên quan với vùng tiếp xúc xủa các mảng kiến tạo thạc quyển
- Sự phân bố động dất, núi lửa là theo khu vực. Núi lửa tường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những vùng kiến tạo lớn. Hoạt động núi lửa cũng là két quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên quan với các vùng tiếp xúc các mảng.
- Các vùng núi trẻ mới được hình thành không lâu, các dãy núi chưa bị phá hủy, bào mòn, hạ thấp mà còn đang được nâng co lên. Sự hình thành chúng cũng có sự liên quan đến sự tiếp xúc của các mảng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 14: TH: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên TĐ. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên TĐ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật