Lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

Bám sát cấu trúc SGK Vật lý 10, bài tiếp theo eLib gửi tới bạn đọc cách tổng hợp và phân tích lực. Hi vọng với những nội dung lý thuyết mà eLib tổng hợp cùng với hướng dẫn giải bài tập sẽ giúp bạn đọc hiểu bài hơn.

Lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực. Cân bằng lực

  • Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

  • Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.

  • Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

  • Đơn vị của lực là niutơn (N).

1.2. Tổng hợp lực

a) Thí nghiệm

  • Thực hiện thí nghiệm theo hình 9.5: Vòng nhẫn O (coi như chất điểm) đứng yên dưới tác dụng của 3 lực  \({\overrightarrow F _1},\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) ( có độ lớn bằng trọng lượng của 3 nhóm quả cân)

Biểu diễn lực tác dụng lên vòng nhẫn

b) Định nghĩa

  • Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

  • Lực thay thế này gọi là hợp lực.

  • Hợp lực có giá trị lớn nhất khi hai lực cùng phương cùng chiều và nhỏ nhất khi hai lực cùng phương ngược chiều.

  • Hợp lực của hai lực đồng quy có giá trị lớn hơn hợp lực của hai lực cùng phương, ngượcchiều như lớn hơn hợp lực của hai lực cùng phương, cùng chiều.

c) Qui tắc hình bình hành

  • Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng. \(F = \overrightarrow {{F_1}} {\rm{ }} + \overrightarrow {{F_2}} {\rm{ }}\)

1.3. Điều kiện cân bằng của chất điểm

Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không. \(F = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + ... + \overrightarrow {{F_n}}  = 0\)

1.4. Phân tích lực

a) Định nghĩa

  • Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

  • Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

b) Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước

Phân tích một lực

- Chú ý: Khi phân tích lực phải xác định được lực có tác dụng theo hai phương nào rồi chỉ phân tích theo hai phương ấy.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.

Hướng dẫn giải:

Mỗi lần đẩy bàn tay ra xa, ta phải dùng sức nhiều hơn để lực chống của hai tay lớn hơn mới nâng người lên được. Nguyên nhân là vì sau mỗi lần chống tay, góc của hai lực chống tăng dần (2 bàn tay  rời xa nhau) cho nên làm cho lực nhỏ dần. 

Câu 2: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc \(\alpha \) là:

A. \(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha \)

B. \(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)cos\(\alpha \)

C. \(F = {F_1} + F_2^{} + 2{F_1}{F_2}\)

D. \(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)cos\(\alpha \)

Hướng dẫn giải:

\(F_{}^2 = {F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha \)

⇒ Chọn đáp án A

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Một vật chịu 4 lực tác dụng .Lực F1 = 40 N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90 N hướng về phía Nam?

Câu 2: Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?

Câu 3: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức nào?

Câu 4: Hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là bao nhiêu?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là

A. 10 N.

B. 20 N.

C. 30 N.

D. 40 N.

Câu 2: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

A. 7 N.

B. 13 N.

C. 20 N.

D. 22 N.

Câu 3: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là

A. 90o

B. 30o

C. 45o

D. 60o

Câu 4: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

A. 7 N.

B. 5 N.

C. 1 N.

D. 12 N.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài giảng Tổng hợp và phân tích lực .Điều kiện cân bằng của chất điểm  này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Phát biểu được định nghĩa lực, định nghĩa phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.

  • Nắm được quy tắc hình bình hành.

  • Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.

  • Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM