Địa lý 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời
Qua bài học Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời sẽ giúp các em hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời như thế nào? Mời các em tìm hiểu nội dung bài học dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn.
- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
1.2. Hiện tượng các mùa
- Nguyên nhân: Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu Bắc, lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời sẽ sinh ra các mùa trong năm.
- Biểu hiện:
- Trong một năm, ở hai nửa cầu có các mùa đối lập nhau.
- Nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn là mùa nóng ở nửa cầu đó.
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn là mùa lạnh ở nửa cầu đó.
- Người ta chia một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu và đông.
- Nước ta ở vùng nhiệt đới, sự phân hóa ra bốn mùa không rõ rệt.
- Hiện tượng mùa: ngày 21/3
Ngày |
Tiết | Địa điểm bán cầu | Vị trí bán cầu so với mặt Trời | Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được | Bắt đầu mùa |
21/3 | Xuân phân | Nửa bán cầu Bắc | Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau | Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được như nhau | Xuân |
Thu phân | Nửa bán cầu Nam | Thu |
- Hiện tượng mùa: ngày 22/6
Ngày |
Tiết | Địa điểm bán cầu | Vị trí bán cầu so với mặt Trời | Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được | Bắt đầu mùa |
22/6 | Hạ chí | Nửa bán cầu Bắc | Ngả gần nhất | Nhận nhiều | Hạ |
Đông chí | Nửa bán cầu Nam | Chếch xa nhất | Nhận ít | Đông |
- Hiện tượng mùa: ngày 23/9
Ngày |
Tiết | Địa điểm bán cầu | Vị trí bán cầu so với mặt Trời | Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được | Bắt đầu mùa |
23/9 | Xuân phân | Nửa bán cầu Bắc |
Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau |
Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được như nhau |
Thu |
Thu phân | Nửa bán cầu Nam | Xuân |
- Hiện tượng mùa: ngày 22/12
Ngày |
Tiết | Địa điểm bán cầu | Vị trí bán cầu so với mặt Trời | Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được | Bắt đầu mùa |
22/12 | Đông chí | Nửa bán cầu Bắc | Chếch xa nhất | Nhận ít | Đông |
Hạ chí | Nửa bán cầu Nam |
Ngả gần nhất |
Nhận nhiều | Hạ |
2. Luyện tập
Câu 1: Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Quỹ đạo chuyển động có hình dạng như thế nào?
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có còn tự quay không. Hướng chuyển động và độ nghiêng của trục Trái Đất trong khi chuyển động?
Gợi ý làm bài
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông. Quỹ đạo chuyển động dạng elip.
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn chuyển động tự quay quanh trục.
- Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, trục Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 2: Tại sao ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn luôn có hai mùa trái ngược nhau?
Gợi ý làm bài
- Ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn luôn có hai mùa trái ngược nhau vì khi Trái Đất chuyển động quanh mặt trời trục Trái Đất luôn không đổi và nghiêng góc 66o33’.
- Trái Đất có dạng hình cầu và hai nửa cầu Bắc - Nam lần lượt chúc về phía Mặt Trời: nửa cầu nghiêng về phía Mặt Trời có góc chiếu lớn hơn sinh ra mùa nóng, nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời có góc nghiêng nhỏ hơn sinh ra mùa lạnh.
Câu 3: Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
- Ngày, tháng nào nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc so với nửa cầu Nam như thế nào?
- Ngày, tháng nào nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó ở nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được so với nửa cầu Bắc như thế nào?
Gợi ý làm bài
- Ngày 22/6 nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so với nửa cầu Nam.
- Ngày 22/12 nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó ở nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo), thời gian chuyển động, tính chất chuyển động.
- Nêu được vị trí: Xuân phân, Thu phân, Đông chí và Hạ chí.
- Có thể sử dụng quả địa cầu để lặp lại quá trình chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh quỹ đạo
- Chứng minh hiện tượng các mùa.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
- doc Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Địa lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học
- doc Địa lý 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- doc Địa lý 6 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- doc Địa lý 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất
- doc Địa lý 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất