Địa lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài 5 môn Địa lý 6. Bài học sẽ giúp các em ôn tập các kỹ năng về biểu hiện địa hình trên bản đồ. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Địa lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các loại ký hiệu bản đồ

- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc …dùng để thể hiện các đối tượng địa lí lên trên bản đồ

- Kí hiệu phản ánh về vị trí, số lượng, cấu trúc và sự phân bố của đối tượng trong không gian.

- Hệ thống kí hiệu:

  • Được gọi là ngôn ngữ bản đồ

  • Hệ thống kí hiệu rất phong phú, đa dạng. Có tính quy ước.

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước.

- Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu.

- Thường phân ra 3 loại kí hiệu:

Phân loại các kí hiệu

  • Kí hiệu điểm: thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
  • Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
  • Kí hiệu diện tích: tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ

- Phân 3 dạng:

Các dạng kí hiệu

  • Ký hiệu hình học.
  • Ký hiệu chữ.
  • Ký hiệu tượng hình.

1.2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Hình ảnh về địa hình

- Quan sát vào hình sau: Các điểm được đánh dấu A , B, C, D có độ cao ở mỗi điểm là bao nhiêu m?

  • A= 100m

  • B= 300m

  • C= 200m

  • D= 200m

→ Đường đồng mức là những đường nối liền những địa điểm có cùng 1 trị số (Độ cao hoặc độ sâu)

- Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đồng mức.

Núi được cắt ngang và biểu hiện của nó trên bản đồ

- Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam

  • Từ 0m-200m màu xanh lá cây 
  • Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt
  • Từ 500m-1000m màu đỏ
  • Từ 2000m trở lên màu nâu…
  • Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.
  • Sườn Tây (bên trái) có độ dốc lớn hơn sườn Đông (bên phải)

- Dựa vào các đường đồng mức cho ta biết được những đặc điểm gì của địa hình?

  • Địa hình dốc hoặc thoải. Âm hoặc dương

  • Ví dụ: 1 ngọn núi cao 450m dốc về phía Đông. Hãy vẽ các đường đồng mức và biểu diễn địa hình (cho học sinh lên bảng vẽ)

Hình một ngọn núi cao 450m dốc về phía Đông

- Đường đồng mức: là đường nối những điểm có cùng một độ cao.

- Đặc điểm:

  • Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.
  • Khi các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.

2. Luyện tập

Câu 1: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các kí hiệu nào?

Gợi ý làm bài

  • Các loại kí hiệu thường dùng là: 
  • Kí hiệu điểm (sân bay, cảng biển…)
  • Kí hiệu đường (ranh giới quốc gia, tỉnh…)
  • Kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)

Câu 2: Dựa vào hình 14 và 15 trong SGK, hãy:

  • Kể tên 3 loại kí hiệu thường dùng.
  • Kể tên 3 dạng kí hiệu chủ yếu. 

Gợi ý làm bài

- 3 loại kí hiệu thường dùng là:  

  • Kí hiệu điểm (sân bay, cảng biển...)
  • Kí hiệu đường (ranh giới quốc gia, tỉnh...)
  • Kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp...)

- 3 dạng kí hiệu chủ yếu là: 

  • Kí hiệu chữ
  • Kí hiệu tượng hình
  • Kí hiệu hình học 

Câu 3: Hãy cho biết:

  • Các đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào?
  • Các đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình sẽ như thế nào?

Gợi ý làm bài

  • Các đường đồng mức càng gần nhau thì độ dốc của địa hình sẽ càng dốc.
  • Các đường đồng mức càng xa nhau thì độ dốc của địa hình sẽ càng thoải.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được kí hiệu bản đồ là gì.
  • Nêu được đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ.
  • Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM