Địa lý 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
Cùng eLib.vn ôn tập các kĩ năng quan sát, phân tích đánh giá bản đồ về sự phân bố các châu lục, đại dương trên Trái Đất. Xác định vị trí các châu lục và các đại dương thông qua nội dung bài 6 Địa lý 11. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Biết được sự phân bố lục địa và đại dương ở 2 bán cầu.
- Biết tên, xác định đúng vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc bản đồ.
- Rèn kĩ năng quan sát, xác định vị trí các châu lục và đại dương trên bản đồ và quả Địa Cầu.
- Tìm hiểu được các lục địa và đại dương
1.2. Dụng cụ
- Quả Địa cầu
- Bản đồ thế giới
2. Nội dung tiến hành
Trên lớp vỏ Trái Đất có các lục địa và đại dương. Phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dương phần bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
2.1. Hãy quan sát hình 28 (trang 34 SGK Địa lý 6)
Hãy quan sát hình 28 và cho biết:
- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc.
- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam.
Gợi ý làm bài
- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Bắc.
- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Nam.
- Nửa cầu Bắc: Lục địa: 39,4% và Đại dương: 60,6%
- Nửa cầu Nam: Lục địa: 19,0% và Đại dương: 81,0%
2.2. Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa Cầu và bảng số liệu dưới đây
Đất nổi trên Trái Đất |
Diện tích (triệu km2) |
Lục địa Á – Âu Lục địa Phi Lục địa Bắc Mĩ Lục địa Nam Mĩ Lục địa Nam cực Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo ven lục địa |
50,7 29,2 20,3 18,1 13,9 7,6 9,2 |
Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa Cầu và bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau:
- Trên Trái Đất có những lục địa nào?
- Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?
- Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?
- Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?
- Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?
Gợi ý làm bài
- Trên Trái Đất có 6 lục địa:
- Lục địa Á - Âu
- Lục địa Phi
- Lục địa Bắc Mĩ
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Ô-xtrây-li-a
- Lục địa có diện tích lớn nhất là: lục địa Á-Âu (50,7 triệu km2), nằm ở nửa cầu Bắc.
- Lục địa có diện tích nhỏ nhất là: lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2), nằm ở nửa cầu Nam.
- Các lục địa hoàn toàn nằm ở nửa cầu Nam là:
- Lục địa Nam Mĩ
- Lục địa Nam Cực
- Lục địa Ô-xtrây-li-a
- Các lục địa hoàn toàn nằm ở nửa cầu Bắc là:
- Lục địa Á - Âu
- Lục địa Bắc Mĩ
- Ngoài ra nằm cả hai nửa cầu Bắc và Nam là: Phi, Nam Mỹ.
2.3. Quan sát hình 29
Hãy quan sát hình 29 và trả lời các câu hỏi sau:
- Rìa lục địa gồm những bộ phận nào?
- Nêu độ sâu của từng bộ phận?
Gợi ý làm bài
- Rìa lục địa gồm có thềm lục địa và sườn lục địa.
- Độ sâu các bộ phận của rìa lục địa là:
- Thềm lục địa: 0-200
- Sườn lục địa: 200 - 2500
2.4. Dựa vào bảng số liệu sau đây, cho biết:
Các đại dương trên Trái Đất |
Diện tích (triệu km2) |
Thái Bình Dương |
179,6 |
Đại Tây Dương |
93,4 |
Ấn Độ Dương |
74,9 |
Bắc Băng Dương |
13,1 |
a. Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm?
b. Tên của bốn đại dương trên thế giới.
c. Đại dương nào có diện tích lớn nhất trong bốn đại dương?
d. Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trong bốn đại dương?
Gợi ý làm bài
a. Phần trăm của bề mặt các đại dương:
- Ta có: Tổng diện tích các đại dương là: = 179,6 + 93,4 +74,9 +13,1 = 361 triệu km2
- Vậy % bề mặt các đại dương = (361 triệu km2 / 510 triệu km2) x 100% = 70,8%
b. Tên của bốn đại dương trên thế giới:
- Thái Bình Dương
- Đại Tây Dương
- Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương
c. Đại dương có diện tích lớn nhất: Thái Bình Dương.
d. Đại dương có diện tích nhỏ nhất: Bắc Băng Dương.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần:
- Xác định trên bản đồ các châu lục, đại dương trên Trái Đất.
- Rèn luyện các kỹ năng quan sát, đọc, phân tích đánh giá và nhận xét bản đồ. Từ đó, thử đọc 1 bản đồ
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
- doc Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Địa lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Địa lý 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học
- doc Địa lý 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- doc Địa lý 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời
- doc Địa lý 6 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- doc Địa lý 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất