Toán 7 Chương 2 Bài 6: Tam giác cân
Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 7, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung Tam giác cân. Tài liệu được biên soạn với đầy đủ các dạng Toán và cái bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
Toán 7 Chương 2 Bài 6: Tam giác cân
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Ví dụ: Xét tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.
1.2. Tính chất
Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.
- Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân
- Tam giác vuông cân là tam giác vuông hai cạnh góc vuông bằng nhau.
Ví dụ: Xét tam giác ABC có ˆB=ˆCˆB=ˆC nên tam giác ABC cân tại A.
1.3. Tam giác đều
Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Ví dụ: Tam giác ABC đều có AB = AC = BC.
Hệ quả:
- Trong tam giác đều, mỗi góc bằng 600600
- Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600600 thì tam giác đó là tam giác đều.
Ví dụ:
- Tam giác ABC đều có ˆA=ˆB=ˆC=60∘ˆA=ˆB=ˆC=60∘
- Tam giác ABC có ˆA=ˆB=ˆCˆA=ˆB=ˆC thì tam giác ABC là tam giác đều.
- Tam giác ABC cân có ˆA=60∘ˆA=60∘ thì tam giác ABC đều.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A có ˆA=500ˆA=500
a. Tính ˆB,ˆCˆB,ˆC
b. Lấy điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC sao cho AD = AE. Chứng minh rằng DE // BC.
Hướng dẫn giải
a. Ta có:
ˆB=ˆC=1800−ˆA2=1800−5002=ˆB=ˆC=650(1)
b. AD = AE nên ΔADE cận tại A
Suy ra ^ADE=1800−ˆA2=1800−5002=650(2)
Từ (1) và (2) suy ra ˆB=^ADE
Vậy DE // BC (hai góc đồng vị bằng nhau)
Câu 2: Cho tam giác cân tại A. Gọi D là trung điểm của AC, gọi E là trung điểm của AB. So sánh các độ dài BD và CE.
Hướng dẫn giải
Xem hình vẽ:
Cách 1: ΔABD và ΔACE có:
AB = AC (gt)
ˆA chung
Nên ΔABD=ΔACE(c.g.c)
Suy ra BD = CE.
Cách 2: ΔBDC và ΔCEB có
CD = BE (gt)
ˆB=^C(gt)
BC cạnh chung
Nên ΔBDC=ΔCEB(c.g.c)
Suy ra BD = CE
Câu 3: Cho ΔABC cân tại A và có ˆB=2ˆA phân giác của góc B cắt AC tại D.
a. Tính các góc của ΔABC
b. Chứng minh DA = DB
c. Chứng minh DA = BC
Hướng dẫn giải
a. Ta có ^A+^B+^C=1800
mà ΔABCcân tại A, có ˆB=2ˆA, nên:
^A+2^A+^A=1800
Thay 5^A=1800⇒^A=360
Nên ^B=^C=2^A=720
b. Ta có: ^DBA=12ˆB=360 (BD phân giác ˆB)
mà ^A=360 nên ^A=^DBA
Suy ra ΔABD cân tại D
Vậy DA=DB(1)
c. Ta có: ^BDC là góc ngoài tại D của ΔABD nên
^BDC=^DBA+ˆA=360+360=720
Mà ˆC=720 suy ra ΔDBC cân tại B
Nên BD = BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AD = BC.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho hai đường thẳng x’x và y’y song song và một đường thẳng cắt x’x tại M và y’y tại N. Trên đường thẳng y’y lấy hai điểm E, F ở về hai phía của N sao cho NE=NF=NM. Chứng minh:
a. ME, MF là hai tia phân giác của hai góc ^xMN và ^x′MN
b. ΔMEF là tam giác vuông
Câu 2: Cho tam giác cân ABC (AB=AC) trên tia đối của tia BC lấy điểm D và trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = BD. Nếu A với D và A với E.
a. So sánh ^ABD và ^ACE
b. Chứng minh ΔADE cân.
Câu 3: Cho ΔABD,ˆB=2ˆD, kẻ AH⊥BD(H∈BD)
Trên tia đối của tia BA lấy BE = BH. Đường thẳng EH cắt ED tại F. Chứng minh: FH = FA = FD.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn câu sai:
A. Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 600
B. Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau
C. Tam giác cân là tam giác đều
D. Tam giác đều là tam giác cân
Câu 2: Hai góc nhọn của tam giác vuông cân bằng nhau và bằng:
A. 300
B. 450
C. 600
D. 900
Câu 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:
A. ˆB=ˆC
B. ˆC=1800−ˆA2
C. ˆA=1800−2ˆC
D. ˆB≠ˆC
Câu 4: Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 640 thì số đo góc ở đáy là:
A. 540
B. 580
C. 720
D. 900
Câu 5: Một tam giác cân có góc ở đáy bằng 700 thì số đo góc ở đỉnh là:
A. 540
B. 630
C. 700
D. 400
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần đạt được những mục tiêu sau:
-
Định nghĩa, tính chất tam giác cân.
-
Định nghĩa, tính chất tam giác đều.
Tham khảo thêm
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c-c-c)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c-g-c)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g-c-g)
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 7: Định lí Py-ta-go
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông