Lý 10 Bài 5: Chuyển động tròn đều
Bài học hôm nay eLib tiếp tục gửi đến các em một loại chuyển động có quỹ đạo đặc biệt, đó là chuyển động tròn đều. Hi vọng với những kiến thức trọng tâm và gợi ý bài tập sách giáo khoa sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa
a) Chuyển động tròn
-
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
-
Ví dụ: Các điểm trên ghế đu quay
b) Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
- Tốc độ trung bình của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật đi được và thời gian đi hết cung tròn đó.
- = \(\frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
c) Chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
1.2. Tốc độ dài và tốc độ góc
a) Tốc độ dài: = \(\frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.
b) Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều: \(\overrightarrow v = \frac{{\overrightarrow s }}{{\Delta t}} \)
-
Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
-
Trong chuyển động tròn đều véctơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.
c) Tần số góc, chu kì, tần số
- Tốc độ góc:
-
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một đơn vị thời gian:
-
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi.
-
Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
- Chu kì:
-
Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.
-
Liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì:
-
Đơn vị chu kì là giây (s).
- Tần số:
-
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
-
Liên hệ giữa chu kì và tần số:
-
Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz).
- Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = \(r\omega \)
1.3. Gia tốc hướng tâm
a) Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều
-
Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc.
-
Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
b) Độ lớn của gia tốc hướng tâm: aht= \(\frac{{{v^2}}}{r} \)
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định số vòng và thời gian quay của vật
Một điểm nằm trên vành ngoài của lốp xe máy cách trục bánh xe 30 cm. Bánh xe quay đều với tốc độ 8 vòng/s. Số vòng bánh xe quay để số chỉ trên đồng hồ tốc độ của xe sẽ nhảy 1 số ứng với 1 km và thời gian quay hết số vòng ấy là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
S = N.2πr = 1000 ⇒ N = 531 vòng
Thời gian quay hết số vòng đó là chu kì: \(T = \frac{N}{f} = \frac{{531}}{8} = 66\,s \)
2.2. Dạng 2: Xác đinh tốc độ dài và tốc dộ gốc của vật
Một đĩa đồng chất có dạng hình tròn có R = 30 cm đang quay tròn đều quanh trục của nó. Biết thời gian quay hết 1 vòng là 2s. Tính tốc độ dài, tốc độ góc của 2 điểm A, B nằm trên cùng 1 đường kính của đĩa. Biết điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trên trung điểm giữa tâm O của vòng tròn và vành đĩa.
Hướng dẫn giải
Ta có: RA = 30 cm ⇒ RB = 15 cm
Tốc độ góc: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \pi \,rad/s\, = \,{\omega _B} \)
Tốc độ dài của mỗi vật: vA = rA.ω = 0,94 m/s; vB = rB.ω = 0,47 m/s
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 40cm. Biết nó đi được 5 vòng trong thời gian 2 giây.
a) Vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc của chất điểm.
b) Quãng đường chất điểm đi được trong 3 giây đầu tiên.
Câu 2: Bánh xe đạp có đường kính 0,6 m. Một người đi xe đạp cho bánh xe quay với tốc độ 180vòng/phút. Vận tốc của người đi xe đạp là bao nhiêu?
Câu 3: Kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ. Hỏi tốc độ dài của điểm đầu kim phút lớn gấp mấy lần điểm đầu mút của đầu kim giờ?
Câu 4: Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25 cm. Xe chạy với vận tốc 36 km/h. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài bánh xe là bao nhiêu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu đúng:
A. Trong chuyển động tròn đều phương của vecto vận tốc trùng với bán kính quỹ đạo tại mọi điểm.
B. Trong chuyển động tròn đều phương của vecto vận tốc tức thời vuông góc với bán kính quỹ đạo tại điểm đó.
C. Vecto vận tốc tức thời của chuyển động tròn đều là vecto bằng đơn vị vì có độ lớn không đổi.
D. Gia tốc trong chuyển động tròn đều là đại lương vô hướng và có giá trị không đổi.
Câu 2: Tốc độ góc của kim giây là :
A. π/60 rad/s
B. π/40 rad/s
C. π/30 rad/s
D. π/20 rad/s
Câu 3: Chu kì của chất điểm là:
A. 0,1 s
B. 0,3 s
C. 0,4 s
D. 0,2 s
Câu 4: Tốc độ dài của chất điểm là:
A. 4,71 m/s
B. 3,98 m/s
C. 6,67 m/s
D. 5,38 m/s
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chuyển động tròn đều Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài giảng Chuyển động tròn đều này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được đơn vị đo của chu kì và tần số, công thức liên hệ giữa được tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được công thức của gia tốc hướng tâm.
Tham khảo thêm
- doc Lý 10 Bài 1: Chuyển động cơ
- doc Lý 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều
- doc Lý 10 Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- doc Lý 10 Bài 4: Sự rơi tự do
- doc Lý 10 Bài 6: Tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc
- doc Lý 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý
- doc Lý 10 Bài 8: Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do và xác định gia tốc rơi tự do