eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Găng trắng thường gặp trong rừng còi, rừng thưa, trên đất nghèo xấu từ Khánh Hoà vào Đồng Nai. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Găng nước mọc dựa bờ nước ở Đồng Nai (Trị An, Xuân Lộc). Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt. Rễ nấu trong bơ lỏng dùng trị lỵ và ỉa chảy. Quả cũng được dùng làm thuốc duốc cá như quả cây Găng trắng. Để biết được công dụng trong y học của cây Găng nước mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cây thạch đen còn được gọi là cây Sương sáo hoặc Thủy cẩm. Nhân dân thường sử dụng thảo dược này để làm thạch ăn vào những ngày nắng nóng. Ngoài ra dược liệu thạch đen còn được phối hợp với các thảo dược khác để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vỏ của cây Găng nam bộ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà. Găng nam bộ ở nước ta, cây mọc trong rừng, các tỉnh Tây Nguyên cho tới Đồng Nai, Tây Ninh và đến Côn Đảo. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Vỏ cây Găng hai hạt dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường. Ở nước ta, cây mọc rải rác ở các rừng thứ sinh, thường gặp dựa rạch từ Hoà Bình qua Kontum đến Tây Ninh. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Thốt nốt là loại cây được trồng chủ yếu với mục đích làm nguyên liệu chế biến đường rượu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, loại cây này còn được sử dụng để làm vị thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đau họng, trị giun…Cùng eLib.VN tìm hiểu qua vị thuốc này nhé.
Găng gai cong mọc ven rừng, dựa theo ruộng rạch, gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta. Cũng phân bố ở Ân Độ, Inđônêxia, Campuchia. Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Găng cơm mọc ở ven rừng, bãi hoang, thường mọc ven bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh qua Thừa Thiên-Huế, Khánh Hoà tới Bà Rịa-Vũng Tàu. Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin. Cùng eLib.VN tìm hiểu về công dụng, liều dùng, bộ phận nào dùng để làm thuốc, ... qua bài viết dưới đây.
Găng chụm phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Nam Việt Nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Có nhiều thứ; var. indica Pit. có ở Trảng bom; var velutina Pierre có ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh và Côn Đảo. Thường gặp trong rừng rậm . Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Găng chụm qua bài viết này nhé.
Kim tiền thảo là thực vật thuộc chi Thóc lép hoặc chi Tràng của họ Đậu. Đây là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng nhiều để điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu,…Cùng eLib.VN tìm hiểu qua công dụng, liều dùng, thành phần hóa học của cây kim tuyền thảo qua bài viết dưới đây nhé.
Gai ma vương ở nước ta, cây mọc dại ở ven biển, ven sông các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Quả có vị cay tính hơi ấm; có tác dụng bình can giải uất, hoạt huyết khư phong, thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Gai kim phân bố ở châu á và châu Phi nhiệt đới. Gai kim mọc phổ biến ở miền Nam nước ta. Có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi. Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Cây rau om vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu nổi tiếng với tác dụng chữa sỏi thận, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và rất nhiều căn bệnh khác. Mặc dù tốt nhưng bà bầu tuyệt đối không nên ăn nhiều vì có thể gây sảy thai. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gai dầu ở nước ta cây được trồng nhiều ở vùng rẻo cao miền Bắc. Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí, Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ. Để biết được công dụng trong y học của cây Gai dầu mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Gai cua là loài cỏ dại, gốc ở Mêhicô, được phát tán tự nhiên vào nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng Hà Nội, dọc sông Hồng. Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. eLib.VN không khuyến khích tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.
Cây móng lưng rồng còn được biết đến với tên gọi quyển bá, ít ai ngờ rằng loại cây mọc hoang này lại có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Vị thuốc này thường được dùng phổ biến trong chữa các chứng chảy máu hay các bệnh viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da…cùng eLib.VN tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé.
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Gấc thường được trồng nhiều để lấy quả đồ xôi. Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hoặc bằngđoạn dây bánh tẻ vào tháng 2 - 3 âm lịch. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Ở nước ta, Gai mọc hoang và thường đuợc trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt luới, làm giấy in bạc rất bền, lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc. Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết. Để biết được công dụng trong y học của cây Gai mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Ga được phân bố ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma và tới Malaixia. Ở nước ta, cây này chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam từ Khánh Hoà, Đắc Lắc tới Bà Rịa trong các rừng rậm. Vỏ được dùng sắc uống trị lỵ. Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.