Găng cơm - Trị lỵ

Găng cơm mọc ở ven rừng, bãi hoang, thường mọc ven bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh qua Thừa Thiên-Huế, Khánh Hoà tới Bà Rịa-Vũng Tàu. Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé. 

Găng cơm - Trị lỵ

Găng cơm, Găng vàng - Canthium parvifolium Lam,, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ cao 2 - 4 m, cành non có lông mịn; gai thẳng, cuống dài 2 - 5cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, mặt dưới có lông, gân phụ không rõ. Hoa mọc thành chụm 2 - 8 hoa ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả hạch gần hình cầu, cao 6 - 10mm, có 2 ô, mỗi ô chứa một hạt.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ và rễ - Folium, Cortex et Radix Canthii.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Xri Lanka, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở ven rừng, bãi hoang, thường mọc ven bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh qua Thừa Thiên-Huế, Khánh Hoà tới Bà Rịa-Vũng Tàu.

4. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả ăn được sau khi đã bỏ vỏ đắng ở ngoài. Vỏ và cành non dùng trị lỵ. Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy. Rễ dùng trị giun.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM