Gai kim - Chữa bệnh ho

Gai kim phân bố ở châu á và châu Phi nhiệt đới. Gai kim mọc phổ biến ở miền Nam nước ta. Có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi. Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Gai kim - Chữa bệnh ho

Gai kim, Chông - Barleria prionitis L., thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ mọc đứng, phân nhánh. Lá có cuống xoan thon hẹp dài ở góc, đầu nhọn sắc, có gai, dài 2 - 12cm, rộng 1 - 6cm, nguyên, có lông rải rác ở trên, có lông mềm thưa ở dưới; gai ở nách, chia 4. Hoa ở nách lá, đơn hay ít khi chụm lại, các hoa phía trên sít gần nhau thành bông ở ngọn. Quả nang có hai hạt.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ và rễ - Folium, Cortex et Radix Barleriae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở châu á và châu Phi nhiệt đới. Gai kim mọc phổ biến ở miền Nam nước ta.

4. Thành phần hoá học

Hoa có chất đường mật. Cây chứa alcaloid và giàu về kalium.

5. Tính vị, tác dụng

Có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, long đờm, ngừng ho, giải độc, tiêu thũng.

6. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho. Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa. Dịch lá đắng và cay được sử dụng nhiều trong các bệnh xuất tiết của trẻ em kèm theo sốt rét. Dịch tươi của vỏ được dùng trong bệnh phù toàn thân. Vỏ khô được dùng trị ho. Rễ nghiền giã thành bột dùng làm giảm sưng và làm tan mụn nhọt. Nước sắc các bộ phận của cây dùng rửa toàn thân trong bệnh tích dịch gây phù.

Ở Trung Quốc, rễ cây dùng chữa đau răng, ho và dùng ngoài trị bệnh trĩ.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM