Cà chua là cây thảo hằng năm, có khi sống dai, cao 1m hay hơn, được nhập trồng vào nhiều xứ nhiệt đới. Cà chua được chỉ định trong trị suy nhược, ăn không ngon miệng, bệnh về mạch máu, thấp khớp, táo bón, viêm ruột,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích, cách sử dụng, thông tin về liều lượng và những nhược điểm tiềm ẩn của loại cây này.
Cách thư Oldham thuộc họ Na, mọc ở rừng các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Trị tới Kontum, Gia Lai, Đồng Nai, được dùng làm thừng, chế tạo giấy, cao ngâm, trị đòn ngã, viêm xương khớp,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Cách thư Oldham qua bài viết này nhé.
Ngải chân vịt là cây thảo thơm, thuộc họ Cúc, có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù; được dùng để chữa kinh nguyệt không đều, viêm gan mạn tính, khó tiêu, đầy bụng,... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin chi tiết về cây Ngải chân vịt qua bài viết dưới đây nhé.
Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thân mát để đuốc cá. Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngân lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây bèo tây là cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt, vốn không có ở Việt Nam, được đưa vào trồng ở Việt Nam từ 1905 để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh. Người ta dùng cây đắp bên ngoài mụn nhọt, vết thương, sưng tấy, viêm loét. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Cây xà sàng còn được biết đến với tên gọi khác là cây giần sàng. Thảo dược này sử dụng quả khô để làm thuốc điều trị các bệnh lý như trĩ, lạnh tử cung, viêm da, liệt dương…
Đỗ trọng nam mọc hoang trong rừng thứ sinh và lùm bụi nhiều nơi ở miền Bắc. (Lạng Sơn, Bắc Thái), miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên). Cũng dùng thay Đỗ trọng, chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, thận hư liệt dương, sưng, tê phù, huyết áp cao. Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây cùng eLib.VN
Giền mọc ở các rừng kín và rừng thưa vùng đồi núi thấp và trung bình ở nhiều tỉnh từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, tới Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Có nơi như ở Hà Bắc, cây mọc nhiều được chặt làm củi. Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Hòe là cây nhỡ thuộc họ Đậu, thân cành nhẵn, màu lục nhạt, được trồng từ lâu đời làm cây cảnh và cây thuốc ở nước ta, ở Nhật Bản, Trung Quốc (Hải Nam) và một số nơi khác ở Đông Nam Á, được dùng chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, đau mắt, cao huyết áp,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Ổ rồng tràng là dương xỉ có kích thước lớn, thân rễ mọc bò, phụ sinh trên các cây gỗ trong rừng thứ sinh và vùng núi ở một số nơi như Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng Nai và An Giang, được dùng làm thuốc bó gãy xương, chữa ghẻ. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Chó đẻ hoa đỏ là cây thảo, thuộc họ Thầu dầu, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng, đặc hữu của vùng Hòn Tre, tỉnh Khánh Hoà, được dùng trị bệnh ghẻ. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Chân danh Trung Quốc là cây gỗ thuộc họ Dây gối, mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà, được dùng thay vị Đỗ trọng dây hay Đỗ trọng nam. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Cáp vàng là cây gỗ nhỏ hay gỗ lớn thuộc họ Màn màn, chỉ gặp ở đất khô, từ Nha Trang đến Phan Rang, trong các quần hệ thứ sinh nước ta, được dùng làm rau ăn hay chữa bệnh cho người bị choáng váng, tăng sự tiết sữa. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Cáp vàng qua bài viết này nhé.
Nghệ trắng là cây thuộc họ Gừng, có vị đắng, tính mát, thường dùng trị tức ngực, trướng bụng, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm gan mạn, xơ gan đau nhức,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Ngũ bội tử là chỗ sùi ở lá, cành và thân cây muối hoặc cây diêm phu mộc do loài sâu ngũ bội gây ra. Vị thuốc này có tác dụng cầm tiêu chảy, thu liễm, chỉ huyết và cố tinh. Với công năng đa dạng, ngũ bội tử được nhân dân sử dụng để chữa chứng lòi dom, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, di hoạt tinh,…Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Móng bò trắng, trồng ở đồng bằng, Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang. Để biết được công dụng trong y học của cây móng bò Lakhon mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Bàng bí là cây gỗ thuộc họ Lộc vừng, mọc dọc theo bờ biển ở phía Nam từ Khánh Hoà tới Côn Đảo, được dùng ăn như rau hay dùng để duốc cá. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Bàng bí qua bài viết này nhé.
Dùi đục là dây leo thuộc họ Kim đồng, rất lớn có thể có đường kính tới 30cm, mọc ở nhiều nơi ở nước ta, trong các rừng thường xanh, có vị hơi đắng, chát, tính ấm, được dùng trị thấp khớp cấp tính, hen suyễn, bệnh ngoài da, bệnh ghẻ, cơ thể suy nhược vã mồ hôi. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Cây keo nước hoa là cây nhỏ cao từ 2 đến 6m, trên thân có khi có gai, nguồn gốc ở đảo Haiìti ở phía đông Cuba, hiện nay được trổng ở nhiều nước nhiệt đới làm cây bóng mát, được dùng để chữa khí hư, bạch đới, chữa vết thương, vết loét,... Để biết thêm công dụng của Cây keo nước hoa ngược mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Đậu dại là cây thảo có rễ phình thành củ, phân bố ở nhiều nước Đông Nam á và Trung Quốc, mọc hoang ở các rừng thưa, rừng thông, các savan, và cả dọc đường đi, trên đất cát, có tác dụng làm mát phổi, hoá đờm, được dùng trị ho gió có đờm, ho khan, viêm đường hô hấp trên, lỵ, áp xe phổi, vấp ngã bị thương,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Đậu dại qua bài viết này nhé.