Thuốc Inofar® - Điều trị thiếu sắt
Tìm hiểu về Formaldehyde bao gồm: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo,..... Để hiểu rõ hơn về thuốc mời các bạn cùng eLib tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục nội dung
Tên gốc: sắt sucrose
Tên biệt dược: Inofar®
Phân nhóm: vitamin & khoáng chất (trước và sau sinh)/thuốc trị thiếu máu
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc Inofar® là gì?
Thuốc Inofar® thường được dùng để điều trị thiếu sắt trong những trường hợp sau:
Bệnh nhân cần cung cấp nhanh chóng sắt khi không thể trị liệu bằng việc uống thuốc hay không tuân thủ và mắc bệnh viêm ruột nên điều trị đường uống không hiệu quả; Bệnh nhân suy thận mạn tính: không phải lọc máu nhận hoặc không nhận erythropoietin, phải lọc máu có nhận erythropoietin, phụ thuộc việc thẩm phân phúc mạc có nhận erythropoietin.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Inofar® cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn bị thiếu sắt
Người lớn, người lớn tuổi sẽ được truyền tĩnh mạch mỗi lần 5-10 ml, 1-3 lần mỗi tuần tùy thuộc nồng độ hemoglobin (liều đơn dung nạp tối đa là 7 mg/kg mỗi tuần 1 lần, nhưng không quá 500 mg sắt); Bệnh nhân suy thận mạn tính phải lọc máu sẽ được trị liệu với một liều tích lũy tổng cộng 1000 mg trên 10 phiên liên tiếp lọc máu (100 mg được tiêm tĩnh mạch chậm hơn 2-5 phút hoặc 100 mg/100 ml natri chloride 0,9% truyền tĩnh mạch ít nhất 15 phút); Bệnh nhân suy thận mạn phụ thuộc thẩm phân phúc mạc sẽ được trị liệu với một liều tích lũy tổng cộng 1000 mg chia 3 lần trong 28 ngày (truyền 300 mg trong 1,5 giờ vào ngày đầu tiên, sau đó liều lượng tương tự vào ngày thứ 14 và theo sau là truyền 400 mg trong 2,5 giờ trong 14 ngày sau đó).
Liều dùng thuốc Inofar® cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc Inofar® như thế nào?
Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.
Bạn sẽ được truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 25 ml, dung dịch được pha loãng đầu tiên trong 15 phút, nếu không có phản ứng bất lợi xảy ra thì phần còn lại sẽ truyền với tốc độ không quá 50 ml trong 15 phút.
Hoặc bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch chậm 1 ml dung dịch không pha loãng đầu tiên trong 1 đến 2 phút, nếu không có hiện tượng gì bất lợi xảy ra trong vòng 15 phút, thì phần còn lại của liều sẽ được tiêm với liều 1 ml/phút nhưng không quá 2 ống mỗi lần tiêm hoặc bạn sẽ được tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu vào tĩnh mạch chi dưới các điều kiện tương tự như tiêm tĩnh mạch.
Liều Inofar® nên được pha loãng tối đa 250 ml dung dịch natri chloride 0,9%.
Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Inofar®?
Thuốc Inofar® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:
Thỉnh thoảng có vị tanh kim loại; Nhức đầu; Buồn nôn, nôn; Tiêu chảy; Hạ huyết áp; Dị cảm; Rối loạn tiêu hóa; Đau bắp; Sốt; Nổi mề đay; Đỏ, phù nề chi; Phản ứng phản vệ (giả dị ứng) (hiếm).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Inofar® bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc Inofar® bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc; Thuốc này không được dùng bằng cách tiêm bắp; Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào; Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.
Thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kì. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ cho con bú.
6. Tương tác thuốc
Thuốc Inofar® có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với các chế phẩm sắt đường uống.
Thuốc Inofar® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Inofar®?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Thiếu máu không do thiếu sắt; Thừa sắt; Tiền sử hen suyễn; Eczema; Rối loạn chức năng gan; Nhiễm trùng mạn tính.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc Inofar® như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc Inofar® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc Inofar® có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc Inofar® có dạng dung dịch tiêm 100 mg/5 ml.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Inofar®. Để có kết quả tốt các bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Tham khảo thêm
- doc Ích Tiểu Vương - Hỗ trợ điều trị phòng ngừa tiểu nhiều lần, tiểu són
- doc Ích Thận Vương - Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận
- doc Ích Tâm Khang - Tăng cường sức khỏe tim
- doc Ích Giáp Vương - Hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp
- doc Thuốc Ibuprofen - Thuốc giảm đau, kháng viêm kê toa
- doc Thuốc Invokana® - Điều trị bệnh tiểu đường
- doc Thuốc Intron A® - Ức chế virit, điều hòa miễn dịch
- doc Thuốc Intrazoline® - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Interix® - Điều trị lỵ amip ruột ở người lớn
- doc Thuốc Interferon alfa – 2b® - Điều trị các bệnh ung thư
- doc Thuốc Insulin lispro protamine + Insulin lispro - Kiểm soát lượng đường trong máu
- doc ThuốcThuốc Insulin lispro - Kiểm soát đường huyết cao
- doc Thuốc Insulin isophane - Điều trị bệnh tiểu đường, đái tháo đường
- doc Thuốc Insulin glulisine - Kiểm soát tiểu đường
- doc Thuốc Insulin glargine - Điều trị bệnh đái tháo đường
- doc Thuốc Insulin Detemir - Kiểm soát bệnh tiểu đường
- doc Thuốc Insulin - Điều trị bệnh tiểu đường
- doc Thuốc Insulatard® - Điều trị bệnh tiểu đường
- doc Thuốc Insta-Glucose® - Điều trị phản ứng gây ra bởi lượng đường huyết thấp.
- doc Thuốc Itranstad - Điều trị duy trì ở bệnh nhân AIDS
- doc Thuốc Itraconazole - Điều trị bệnh nhiễm trùng nấm
- doc Thuốc Inosine pranobex - Điều trị bệnh sùi mào gà
- doc Thuốc INOmax® - Làm tăng chuyển đổi oxy
- doc Thuốc Infliximab - Điều trị viêm khớp
- doc Thuốc Indomethacin Flamingo® - Điều trị viêm khớp, gút, viêm cột sống
- doc Thuốc Indomethacin - Điều trị giảm đau, sưng, cứng khớp do viêm khớp, bệnh gout
- doc Thuốc Indocyanine Green - Dùng trong các kỹ thuật y tế chẩn đoán hình ảnh
- doc Thuốc Indobufen - Điều trị chứng huyết khối tĩnh mạch
- doc Thuốc Indinavir sunlfat - Điều trị nhiễm HIV
- doc Thuốc Indinavir - Điều trị nhiễm HIV
- doc Thuốc Indigo Carmine - Tác dụng kiểm tra chức năng thận
- doc Thuốc Icatibant - Điều trị hereditary angioedema
- doc Thuốc Ibutilide - Điều trị loạn nhịp tim
- doc Thuốc Ibuproxam - Điều trị đau hoặc viêm
- doc Thuốc Ibrutinib - Điều trị một số bệnh ung thư
- doc Thuốc Ibopamine - Trị giãn đồng tử, suy tim nhẹ
- doc Thuốc Iberet® - Điều trị thiếu máu thiếu sắt
- doc Thuốc Ibandronate - Điều trị loãng xương