Hình ảnh bệnh lý hô hấp

Các bệnh lý hô hấp đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là các tác nhân về môi trường, khí hậu, ô nhiễm,... đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Chính vì thế, việc phát hiện những triệu chứng của bệnh để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Trong đó, chụp X-quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp phát hiện các bệnh lý về đường hô hấp tốt nhất. Hãy cùng eLib tìm hiểu về phương pháp chụp X-quang đường hô hấp qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

1. Kỹ thuật chụp X-quang đường hô hấp là gì?

Kỹ thuật chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng tia bức xạ X để tái tạo hình ảnh các bộ phận bên trong cơ thể. Khi tia X đi xuyên qua các mô, tế bào sẽ để lại hình ảnh trên phim chụp. Kỹ thuật này cần phải sử dụng máy chụp X-quang trong một phòng đặc biệt có tia X.

Theo đó, để chụp được phim X-quang cho hình ảnh rõ nét nhất thì người bệnh phải ở trước một tấm phim X-quang hay một máy thu hình. Loại máy này có chức năng ghi lại hình ảnh của tim phổi, mạch máu, đường thở, hạch bạch huyết. Do đó, nếu phổi có sự tổn thương, viêm nhiễm hay có các bất thường khác có thể được bác sĩ phát hiện kịp thời. Đây chính là kỹ thuật chụp X-quang đường hô hấp.

2. Chụp X-quang đường hô hấp mang lại những tác dụng gì?

Lợi ích khi chụp x quang đường hô hấp đầu tiên là có thể giúp bác sĩ có thể kiểm tra, theo dõi được tình trạng hoạt động của phổi, từ hình ảnh đó, các bác sĩ có thể phát hiện những bất thường, tổn thương ở phổi.

Lợi ích lớn nhất của chụp X quang phổi thường kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở phổi nhất là các khối u phổi mới và còn nhỏ, việc phát hiện sớm trong giai đoạn còn điều trị phẫu thuật tiệt căn được sẽ giúp tiên lượng bệnh tốt hơn rất nhiều.

Ngoài chẩn đoán các bệnh lý về phổi thì chụp X-quang phổi còn có thể phát hiện các bệnh lý tim mạch như: Hở van tim, suy tim và các dị tật tim khác,... Không dừng lại ở đó, chụp X-quang còn có thể chẩn đoán hiện trạng của dịch màng tim.

Khi thực hiện chụp X-quang, bác sĩ sẽ nhận được một hình ảnh phác thảo về các mạch máu. Những mạch máu này là các mạch máu quan trọng ở gần tim nên bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện được các bất thường ở động mạch, tĩnh mạch phổi và tim.

X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giả rẻ, đơn giản mà hiệu quả cao được thực hiện thường quy tại nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, nên bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang phổi để phát hiện sự có mặt của các chất, hợp chất gây hại trong mạch máu, van tim như: Canxi, hợp chất của canxi,.. Ngoài ra, chụp X-quang vùng phổi còn để theo dõi quá trình hậu phẫu ở vùng ngực của bệnh nhân.

3. Một số bệnh lý hô hấp phổ biến được chẩn đoán trên hình ảnh X-quang

3.1 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không phải là một bệnh duy nhất mà là một thuật ngữ chung dùng để mô tả các bệnh phổi mạn tính gây ra những hạn chế trong luồng không khí phổi. Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang - thuật ngữ quen thuộc hơn và tràn khí không còn được sử dụng, bây giờ được chẩn đoán COPD.

Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là khó thở, sản xuất đờm quá mức, và ho mãn tính.

3.2 Bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là một sự giãn nở vĩnh viễn và dày lên của đường hô hấp đặc trưng bởi ho mãn tính, tạo đờm quá mức, chế độ tồn tại của vi khuẩn, nhiễm trùng cấp tính và tái phát. Nó có thể phổ biến rộng rãi trên khắp phổi hoặc một vùng. Nguyên nhân là do tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp, và có liên quan, hoặc gây ra bởi một số lượng lớn các bệnh. Nó có thể phát triển sau khi nhiễm trùng phổi, đặc biệt ở trẻ em và gắn với các vấn đề cơ bản, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch và bệnh xơ nang.

Giãn phế quản có thể được phân loại thành các hình thức sau đây về hình thái (cả ba hình thức có thể có mặt trong cùng một bệnh nhân):

  • Giãn phế quản hình trụ: phế quản được mở rộng và hình trụ.
  • Giãn phế quản suy mạch: hình phế quản là không thường xuyên với các khu vực rộng và thắt.
  • Hình túi hoặc nang: giãn phế quản dạng cụm nang. Đây là hình thức nghiêm trọng nhất của giãn phế quản và thường được tìm thấy ở những bệnh nhân bị xơ nang. 

3.3 Bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm xơ hóa vô căn, phế nang viêm. Đây là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương các tổ chức kẽ của phổi như vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu. Các bệnh phổi kẽ thường có chung triệu chứng lâm sàng, tiến triển mạn tính, dễ dẫn đến xơ phổi, sau cùng gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của cơ thể.

Bệnh phổi kẽ thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Các bệnh lý di truyền thuộc nhóm bệnh phổi kẽ thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 20 - 40. Tình trạng xơ phổi vô căn gặp ở người độ tuổi 50.

Chụp X-quang là một trong những phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh phổi kẽ.

3.4 Bệnh viêm phổi thùy

Bệnh viêm phổi thùy là một dạng của viêm phổi. Đây là tình tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, viêm ống phế nang, túi phế nang, viêm phế quản tận cùng.

Viêm phổi thùy thường xảy ra ở người có sức đề kháng kém như: trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường hô hấp...

Đặc biệt, căn bệnh này thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa đông xuân – thời điểm có tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất trong năm. Đặc biệt viêm phổi thùy có thể bùng phát thành “dịch” ở nhà trẻ, trường học, các khu dân cư…

4. Điều cần biết thêm khi chụp X-quang đường hô hấp

Để hình ảnh X-quang đường hô hấp chân thực và rõ nét nhất thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng quy trình và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các y bác sĩ. Theo đó, người bệnh cần chú ý những điều sau đây khi chụp X-quang phổi:

  • Người bệnh cần mang theo các tóm tắt bệnh án, phiếu xét nghiệm, kết quả chụp X-quang các lần khám trước, bởi trong một số trường hợp các bác sĩ cần có sự so sánh để đưa ra kết luận bệnh án.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu có nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai để tránh sự ảnh hưởng xấu của tia X đến thai nhi.
  • Người bệnh cần mặc đồ mỏng, nhẹ hoặc mặc áo choàng của bệnh viện, cơ sở y tế chụp x-quang.
  • Tháo bỏ các vật dụng gây ảnh hưởng đến phim chụp như kim loại, trang sức.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về các bệnh lý hô hấp trên hình ảnh X-quang, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về hình ảnh của từng bệnh lý hô hấp, các bạn có thể tham khảo mục Hình ảnh bệnh lý hô hấp mà eLib đã tổng hợp. Chúc các bạn nhiều sức khỏe! 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM