Cây vị thuốc chữa bệnh phụ nữ

Dùng cây thuốc Đông y chữa bệnh phụ khoa là một trong những phương pháp điều trị bệnh được các chị em áp dụng phổ biến tại nhà. Sự thật là những mẹo này mang lại hiệu quả khá tốt, cứu cánh cho vấn đề nhạy cảm của nữ giới mà lại ít tốn kém chi phí và lành tính. Cùng eLib.VN tìm hiểu những cây và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ được sử dụng hiện nay nhé.

1. Lí do nên sử dụng thảo dược thiên nhiên

Các dược liệu, thảo dược từ thiên nhiên rất có giá trị với sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi loại thảo dược lại có những tác dụng khác nhau với từng cơ địa người dùng. Có thể nói, các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược rất an toàn nếu sử dụng đúng và đủ. Với bệnh phụ khoa, các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm bớt triệu chứng. Do đó các chị em có thể yên tâm áp dụng. Tuy nhiên, những người có cơ địa kém sẽ có thể không thấy bệnh thuyên giảm.

Trong quá trình điều trị bằng thảo dược, chị em cần tuân thủ một số biện pháp sau để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Bổ sung rau xanh, trai cây cho mỗi bữa ăn.
  • Yoga là một bộ môn rất tốt cho xương, cơ và sắc đẹp của phụ nữ, kể cả sức khỏe vùng kín.
  • Thực hiện chế độ ăn - ngủ - nghỉ một cách điều độ và khoa học.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu, nhiều muối và nhiều đường.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Người bệnh phải kiên trì, áp dụng đều đặn mới có thể nhận được kết quả tốt.

Thuốc nam chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh nhẹ. Và cần được nhìn nhận dưới góc độ là giải pháp hỗ trợ. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế cho phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Hiệu quả mà các bài thuốc nam mang lại còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh cũng như khả năng hấp thụ của cơ địa mỗi người.

Các loại thảo dược trước khi sử dụng cần được sơ chế sạch sẽ. Tốt nhất nên ngâm rửa với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn. Dùng dược liệu không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ kích hoạt các tác dụng phụ.

Tuyệt đối không sử dụng nguồn thảo dược kém chất lượng, bị phun hóa chất hay thuốc trừ sâu. Điều này có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm tồi tệ thêm.

Nếu dùng thảo dược để nấu nước sắc ngâm rửa hay xông hơi cần chú ý đến nhiệt độ của thuốc. Vùng kín rất nhạy cảm nên có thể dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ cao. Còn về xông hơi thì nên chú ý giữ khoảng cách với mặt nước xông.

Hằng ngày nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và giữ cho khu vực này được thông thoáng. Tuyệt đối không dùng các loại dung dịch vệ sinh chứa hương liệu hay chất tẩy mạnh. Đồng thời tránh thụt rửa sâu vào trong âm đọa.

Khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa, tốt nhất không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Đồng thời tránh đi bơi tại các hồ bơi công cộng.

Thường xuyên thay quần lót, giặt giũ sạch sẽ và phơi ở nơi có nắng. Tuyệt đối không mặc quần chật, thấm hút kém hay còn dấu hiệu ẩm ướt.

Ăn uống và sinh hoạt điều độ, dành thời gian cho hoạt động thể chất để nâng cao sức đề kháng tự nhiên. Từ đó hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kiểm soát và điều trị các bệnh phụ khoa.

Với các trường hợp bệnh nặng thì cần chủ động thăm khám bác sĩ. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn. Nếu muốn kết hợp với thuốc nam hãy trao đổi với bác sĩ để dự phòng tương tác.

3. Một số cây thuốc thường dùng

Cây trinh nữ hoàng cung: có chứa chất kháng khuẩn giúp ngăn chặn lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời ngừa viêm nhiễm phụ khoa khá hiệu quả.

Cây ích mẫu: vị thuốc này có vị đắng, cay, tính lạnh (hàn), chữa bế kinh, rong kinh, thống kinh, sau khi sinh bị ứ máu tích tụ, trị đau bụng dưới, điều trị các bệnh phụ khoa.

Cây hoàng hà: có chứa các chất kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả để làm giảm triệu chứng của một số bệnh phụ khoa.

Cây hương phụ: có vị cay và hơi đắng, khi đi vào cơ thể sẽ tác động và kinh can và tam tiêu, mang lại hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau, giúp điều trị các bệnh lý ở nữ giới rất tốt.

Cây bạch đồng nữ: có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm và tỳ, dùng chủ yếu với các bệnh của phụ nữ như khí hư bạch đới , viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều.

Ngải cứu: có mùi hăng nồng như bạc hà, ở khoảng cách ngắn có thể nghe được mùi thuốc, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, hỗ trợ chữa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Lá trầu không: có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc đi vào kinh tỳ, vị, phế. Có công dụng trung hành khí, hóa đàm, chống ngứa, tiêu thũng chỉ thống, khư phong tán hàn…

Lá ổi: có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm, giảm đau và mùi hôi, đặc biệt là mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín.

Rau diếp cá: có công dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn tan huyết, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn… Bởi vậy, ăn nhiều rau diếp cá sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, rau diếp cá còn tác động trực tiếp vào vỏ bọc protein của virus nên gây ức chế đối với vi-rut Herpes Simplex, đây là loại virus hàng đầu gây ra viêm loét sinh dục.

....

Trên đây là một số thông tin về Cây vị thuốc chữa bệnh phụ nữ mà eLib.VN đã tổng hợp. Để hiểu được chi tiết về đặc điểm, công dụng của các cây và vị thuốc trên, mời bạn đọc tham khảo các bài viết trong bộ tài liệu Cây vị thuốc chữa bệnh phụ nữ nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM