Bệnh thần kinh

Hiện trên thế giới có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau với các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi những phương pháp điều trị chuyên biệt khác nhau. Do đó, khi bị tổn thương nó sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác. Mời các bạn cùng tham khảo và tìm hiểu thêm về bệnh thần kinh qua bài viết dưới đây để tìm cách điều trị hoặc phòng ngừa cho chính mình và người thân nhé!

1. Bệnh thần kinh là gì?

Hệ thống thần kinh tham gia vào tất cả mọi hoạt động của cơ thể từ điều hoà nhịp thở đến kiểm soát cơ bắp và các cảm giác nóng và lạnh. Bệnh thần kinh, hay thường gọi là đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương. Có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể (bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm, dây thần kinh trụ) hoặc toàn thân. 

2. Các triệu chứng thường gặp 

Các triệu chứng phổ biến của bệnh rất đa dạng. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị hư hỏng, các triệu chứng có thể khác nhau:

  • Bị tê bì nửa mặt
  • Căng thẳng mãn tính
  • Choáng váng
  • Chóng mặt
  • Nôn mửa 
  • Có cơn co giật, cơn động kinh 
  • Co rút tay chân
  • Đột ngột đau đầu
  • Đau đầu dữ dội, đau kéo dài 
  • Đau nửa đầu, đau nửa đầu kinh niên 

3. Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh, và tùy từng nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đau thần kinh như: 

Bệnh tự miễn:

Một loạt các loại bệnh tự miễn khác nhau có thể tạo ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh.

Bệnh tiểu đường:

Hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường phát triển một số loại bệnh thần kinh

Ung thư: 

Ung thư cũng như điều trị bệnh ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có thể gây đau dây thần kinh

Tác dụng phụ thuốc và các chất độc hại:

Thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị ung thư và một số loại thuốc dùng để điều trị HIV.

Nghiện rượu:

Những người nghiện rượu có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin.

Bệnh truyền nhiễm:

Một số bệnh truyền nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể. 

4. Điều trị 

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi và dùng thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số thuốc chống động kinh) để giúp các dây thần kinh tự lành và làm giảm các triệu chứng.

Thông thường, mục tiêu đầu tiên của điều trị là giải quyết tình trạng tiềm ẩn gây đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm thiểu cơn đau thần kinh, hoặc một số phương pháp bổ sung hoặc thay thế như: 

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu cho những người mắc tiểu đường
  • Hạn chế tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng
  • Thay đổi thuốc khi thuốc đó có thể gây tổn thương thần kinh
  • Có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật can thiệp các ảnh hưởng như chèn ép hoặc chấn thương dây thần kinh
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline và desipramine (Norpramin), cũng như các thuốc chống trầm cảm khác
  • Một số loại thuốc chống động kinh
  • Châm cứu
  • Thôi miên
  • Thiền

5. Phòng ngừa bệnh 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thần kinh ngoại biên là kiểm soát được các bệnh lý bạn đang gặp phải và có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên như: tiểu đường, nghiện rượu hoặc viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe thần kinh như:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên
  • Hạn chế caffeine và rượu.
  • Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và thịt nạc
  • Bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm

​Các bài viết của eLib.VN  chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để hiểu hơn về bệnh hoặc khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện các bạn cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM