Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được hoàn thành với mục tiêu là làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây xoài cát Hòa Lộc.

Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiệu quả kinh tế mà xoài cát Hòa Lộc mang lại là rất lớn bên cạnh đó nó còn tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập cho người dân, ổn định đời sống xã hội, muốn hiểu rõ hơn về cây xoài cát Hòa Lộc cũng như tình hình sản xuất của người dân và những lợi ích mà nó mang lại cho người dân cụ thể như thế nào? Nên tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Qua đây tôi có thể hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên, đồng thời từ những nghiên cứu của mình tôi hi vọng giúp cho huyện nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân trồng xoài; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ dân sản xuất xoài cát Hòa Lộc.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc trên địa bàn xã Hòa Hưng.

Đối tượng khảo sát là quá trình sản xuất xoài cát Hòa Lộc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hòa Hưng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 

  • Phạm vi về nội dung: Hoạt động sản xuất kinh doanh xoài cát của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Hưng. 
  • Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng. 
  • Phạm vi về thời gian: Thông tin thu thập trong đề tài để làm luận văn từ 2004- 2012.

2. Nội dung 

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiển của vấn đề nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: Lý thuyết về nông hộ, khái niệm về hiệu quả, lý thuyết về hiệu quả sản xuất, khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính
  • Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu: Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu trên thế giới, tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam.

2.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

  • Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu, các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, khái quát tình hình và kết quả hoạt động của nông hộ.
  • Phương pháp nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, xử lý số liệu, hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

2.3 Kết quả nghiên cứu

  • Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu
  • Các giải pháp đề xuất về vấn đè nghiên cứu

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận 

Về hiệu quả sản xuất, khi phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. 

Việc tiêu thụ nông sản, nông dân thường bán cho người thu gom và các vựa lớn trong vùng chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết và thanh toán ngay khi việc mua bán hoàn tất. 

Về khâu phân phối xoài, xoài được phân phối qua nhiều hình thức, nhiều trung gian như người thu gom, thương lái đường dài, vựa lớn trong vùng, người bán lẻ… 

3.2 Kiến nghị

Đối với người dân:

  • Về nông hộ sản xuất xoài, nên thường xuyên cập nhật thông tin từ báo đài, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về cây ăn trái nói chung và cây xoài nói riêng. 
  • Hộ nông dân nên chú trọng cách sử dụng các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất cho hợp lý
  • Bên cạnh việc cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật thì người dân cũng nên nắm bắt thông tin thị trường về giá cả để tránh bị thương lái ép giá.  
  • Khi dự định mở rộng diện tích sản xuất thì nông dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất có uy tín

Đối với đối tượng thu mua: Đối với các đối tượng thu mua đặc biệt là thương lái cần tìm đến các lớp tập huấn do phòng nông nghiệp mở hay tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình… để nâng cao kiến thức bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm hư hao, hạn chế việc giảm chất lượng và màu sắc xoài trong quá trình thu hoạch và vận chuyển

Đối với cơ quan ban ngành huyện - xã, Hợp tác xã: Vai trò của các ban ngành huyện – xã, Hợp tác xã rất quan trọng trong việc giúp người dân ứng dụng và triển khai các biện pháp canh tác tiến bộ vào trong sản xuất. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

MBA. Nguyễn Văn Dung (1997), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản Lao Động.

Nguyễn Thanh Nguyệt (1997), Giáo trình quản trị tài chính, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ. 

Nông nghiệp Việt Nam (2010), Nguồn gốc và đặc tính cây xoài cát Hòa Lộc.

Trần Ngọc Quyên (1997), Kinh tế nông hộ, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ 

4.2 Tiếng Anh 

Coelli T.J (1996), A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program, Center for Eficiency and Productivity Analysis, University of New England, Australia

G.E Battese and Coelli T.J (1995), A model for technical inefficiency efects, Economics Volume, tr. 325-332.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM