Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái

Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái được hoàn thành với mục tiêu hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế nói chung, của cây chè nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh, đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè, đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè.

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. 

Phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống chè trồng bằng hạt năng suất, chất lượng còn thấp, nhiều vùng trong huyện chè ngày một xuống cấp đang rất cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền có liên quan.

Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè của vùng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 

Đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân huyện Văn Chấn, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của huyện theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở các xã: Tân Thịnh, Sùng Đô và Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 

Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 

Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2007, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2005 - 2007.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở khoa học của đề tài: Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè, cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè
  • Phương pháp nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.2 Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè huyện Văn Chấn - Yên Bái

  • Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2007, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Chấn
  • Thực trạng phát triển sản xuất chè huyện Văn Chấn: Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Văn Chấn, tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu

2.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất chè cho huyện Văn Chấn - Yên Bái

  • Một số quan điểm phát triển: Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Văn Chấn
  • Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho huyện Văn Chấn, Yên Bái: Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương, nhóm giải pháp đối với nông hộ

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Đẩy mạnh sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Văn Chấn

Tình hình sản xuất chè ở huyện Văn Chấn những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng chè. 

Sản xuất chè đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ.

Trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây chè bằng những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện.

3.2 Kiến nghị

Để cây chè phát triển tốt và bền vững trong tương lai tôi xin đưa ra một số đề nghị sau: 

Đối với Tỉnh:

  • Đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện. 
  • Chính sách đầu tư vốn cho thâm canh, cải tạo chè.
  • Chính sách cải tạo giống chè để có được một cơ cấu giống hợp lý.

Đối với huyện Văn Chấn:

Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của Tỉnh và huyện đề ra

Đối với các hộ nông dân:

  • Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp,
  • Nên vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
  • Nên ủ gốc cho chè vào mùa khô, vừa giữ ẩm cho chè vừa hạn chế cỏ dại

4. Tài liệu tham khảo 

Đỗ Thị Bắc (2007), Nghiên cứu thị trường chè tỉnh Thái Nguyên

Cục thống kê tỉnh Yên Bái (2007), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái. 

Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB Lao động xã hội. 

Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Phòng Thống kê huyện Văn Chấn (2007), Niên giám thống kê huyện Văn Chấn 2007. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM