Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 tóm tắt

Phan Châu Trinh là nhà cách mạng, là nhà yêu nước, là một nhà văn có những tư tưởng cải cách tiến bộ đầy tính chất hùng biện, có lập luận đanh thép. Những tác phẩm của ông thấm nhầm tư tưởng yêu nước, cải cách văn hóa, xã hội nước nhà. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Về luân lí xã hội ở nước ta. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Cấu trúc đoạn trích gồm 3 phần:

  • Phần 1: Nêu khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội.

  • Phần 2: Nêu lên sự khác biệt, yếu kém về luân lí xã hội ở nước ta só với Phương Tây.

  • Phần 3: Nêu lên yêu cầu cấp bách của việc truyền bá XHCN cho người Việt nam.

Chủ đề tư tưởng của đoạn trích của tác phẩm: Sự cần thiết của việc truyền bá XHCN cho người dân ở Việt Nam vì sự nghiệp xây dựng đoàn thể, tạo ra sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.

2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề một cách trực tiếp, thẳng thắn đưa ra nhận định của mình, tạo ấn tượng mạnh cho người nghe. Tác giả khẳng định nước ta chưa hề có luân lí xã hội. Tác giả để đánh tan những ngộ nhận, sự xuyên tác của không ít người về vấn đề luân lí xã hội ở nước ta bằng cách dùng cách nói phủ định: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Tác giả khẳng định "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì". Qua đó, ta có thể thấy tác giả đã có một cách vào đề đầy ấn tượng với người đọc, giọng văn sắc bén, tư duy tiến bộ nhạy bén của tác giả.

3. Soạn câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên ta” về những điều sau:

- Bên ta:

  • Tác giả khẳng định: Người bên ta không hiểu, chưa hiểu hoặc chẳng biết gì về luân lí xã hội. Thái độ của người dân với vấn đề này vô cùng thơ ơ, mặc kệ.

  • Tác giả đưa ra những dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua.

  • Tác giả đưa ra những nguyên nhân: Do người dân thiếu kiến thức, thiếu hiểu biệt và tinh thần tập thể

- Bên Âu châu, bên Pháp

  • Tác giả đưa ra nhận định: Luân lí xã hội ở nước họ phát triển một cách vượt bậc, rất thịnh hành.

  • Tác giả đưa ra những dẫn chứng: khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội.

  • Tác giả đưa ra những nguyên nhân sau: Do họ có ý thức đoàn thể, có sự hiểu biết, sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng quyền lợi của nhau.

4. Soạn câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là:

  • Do bọn học trò ham quyền tước, vinh hoa, phú quý, chỉ biết vua mà không biết dân, phá tan đoàn thể

  • Vua quan chỉ biết bóc lột dân chúng, vua quan phản động, thối nát “ham quyền tước, ham vinh hoa”

  • Xu hướng xã hội: Ai cũng muốn làm quan để vơ vét, nào chạy ngược nào chạy xuôi" để được làm quan "đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi"

  • Tình hình xã hội rối ren

  • Mối quan hệ giữa người với người dựa theo tiền tài và sức mạnh

5. Soạn câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong xã hội:

  • Yếu tố nghị luận: Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực, dễ hiểu đánh vào tâm lý người đọc

  • Yếu tố biểu cảm: Tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, câu mở rộng thành phần, những cụm từ chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng, thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn → tăng thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm của người nghe.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tâm trạng của Phan Châu Trinh khi viết tác phẩm: Thể hiện sự căm ghét xã hội, chế độ thực dân đàn áp, bóc lột, thực hiện chính sách ngu dân đối với dân tộc ta, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tấm lòng của tác giả thể hiện qua đoạn trích cũng như tầm nhìn của ông được thể hiện qua đoạn trích:

  • Tác giả luôn thể hiện sự thương xót cho đồng bào, thái độ căm ghét chế độ thực dân, phong kiến, phê phán những người ham vinh hoa phú quý đánh mất tinh thần dân tộc, đoàn thể.

  • Tầm nhìn của tác giả: Là một người tiến bộ, tác giả kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể, với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước, cho dân tộc.

8. Soạn câu 3 luyện tập trang 88 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu Trinh:

  •   Vẫn còn ý nghĩa thời sự sâu sắc trong cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam.

  •   Liên hệ chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM