Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp giúp học sinh hiểu được nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
- Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan để phát triển thành cây mới.
- Môi trường dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P
- Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu
- Đường: Glucozơ, Saccarozơ
- Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin
1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
a. Tính toàn năng của tế bào
- Tế bào chứa hệ gen qui định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài.
- Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh.
b. Khả năng phân hóa và phản phân hóa
- Phân hóa tế bào: là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau
- Phản phân hóa tế bào: Là quá trình chuyển tế bào chuyên hóa về tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ
1.3. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
a. Qui trình
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy
+ Chọn mẫu tốt, không bị nhiễm bệnh
+ Cách làm:
- Chọn cây mẹ khỏe, sạch bệnh
- Chọn mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ, bộ phận non
Bước 2: Khử trùng
+ Mẫu và dụng cụ được tẩy rửa, khử trùng
+ Cắt đỉnh sinh trưởng thành phần tử nhỏ, tẩy rửa, khử trùng ở buồng vô trùng
Bước 3: Tạo chồi
+ Môi trường dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P
- Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu
- Đường: Glucozơ, Saccarozơ
- Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin
+ Để phát triển thân cành cho chồi trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung Cytokinin hoạt hóa tạo chồi
Bước 4: Tạo rễ
+ Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá thì chuyển sang môi trường tạo rễ, bổ sung chất kích thích auxin, IBA…
Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng
+ Chuyển cây sang môi trường thích ứng gần giống với môi trường tự nhiên về: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm
+ Khi cây đủ chiều cao, thân lá thì chuyển cây ra vườn ươm
b. Ý nghĩa
+ Nhân với số lượng lớn, trên quy mô công nghệ.
+ Sản phẩm sạch bệnh và đồng nhất về di truyền.
+ Hệ số nhân giống cao.
2. Bài tập minh họa
Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Hướng dẫn giải:
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
- Tính toàn năng của tế bào.
+ Tế bào chứa hệ gen qui định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài.
+ Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh.
- Sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào.
+ Phân hóa tế bào: là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau.
+ Phản phân hóa tế bào: Là quá trình chuyển tế bào chuyên hóa về tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu quá trình từ hợp tử đến khi cây trưởng thành.
Câu 2: Trong các bước tiến hành, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: Tại sao chọn vật liệu nuôi cấy là các mô chưa bị phân sinh.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào được thực hiện theo trình tự sau:
A. Chọn vật liệu - Tạo chồi - Sát trùng - Tạo rễ
B. Chọn vật liệu - Tao chồi - Tạo rễ - Cấy cây trong môi trường thích ứng
C. Chọn vật liệu - Tạo rễ - Tạo chồi - Cấy cây trong môi trường thích ứng
D. Chọn vật liệu - Khử trùng - Tạo chồi - Tạo rễ - Cấy trong môi trường thích ứng
Câu 2: Vật liệu để nuôi cấy mô tế bào là:
A. Củ, quả đã chín
B. Củ, quả còn non
C. Mô phân sinh đỉnh của thân, cành, rễ
D. Đồng ý với cả 3 phương án
Câu 3: Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:
A. Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh
B. Cây được tạo ra sạch bệnh
C. Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ
D. Cả A, B, C
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Khái niệm phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
- doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1