Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
Nội dung của Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện đất sẽ giúp các em biết cách quan sát phẫu diện đất và phân biệt được các tầng đất. Mời các em cùng theo dõi bài học để tìm hiểu nội dung chi tiết.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Ôn lại kiến thức: Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng Công nghệ 7.
- Kiến thức bổ sung:
+ Phẫu diện đất là phần cắt ngang qua các lớp đất (thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới) để lộ ra các tầng đất ngang.
+ Nguyên nhân hình thành đất cát: Tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông.
+ Đặc điểm, tính chất của đất cát:
- Dưới tác động của khí hậu và con người, thay đổi nhiều, không còn tơi xốp.
- Khá mịn, ít hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, thiếu đạm.
2. Quy trình thực hành
a. Chuẩn bị dụng cụ
- Cuốc, xẻng, gầu múc nước.
- Thước, dao.
- Giấy, bút chì.
b. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt quan sát.
+ Dọn sạch thực bì.
+ Đào phẫu diện theo kích thước quy định.
+ Làm phẳng bề mặt thẳng đứng để quan sát.
Bước 2: Xác định tầng
+ Căn cứ vào màu sắc, thành phần cơ giới hoặc độ chặt, chia phẫu diện đất thành từng tầng.
+ Dùng thước đo độ sâu tầng đất và ghi vào vở.
- Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm các tầng:
+ A0: Tầng thảm mục: là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất. Là lớp chứa các xác sinh vật ở dạng bán phân hủy, mùi và hợp chất hữu cơ đa dạng.
+ A: Tầng rửa trôi: chứa các mùn, các chất khoáng. Nếu mùn nhiều thì màu đên còn ngược lại thì màu xám.
+ B: Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi: Chứa khoáng chất(FexOy, Al2O3), sét được rửa trôi xuống hay hình thành tại chỗ. Tầng này có mầu vàng đỏ hoặc nâu đỏ.
+ C: Tầng mẫu chất: Chứa các sản phẩm phong hóa bởi đá mẹ.
+ D: Tầng đá mẹ: Tầng này là tầng tiền sơ hình thành lên đất.
- Đối với đất trồng lúc nước, phẫu diện đất gồm các tầng:
+ AC: Tầng canh tác: Tầng chứa các chất hữu cơ đã và đang phân hủy.
+ P: Tầng đế cày: Nằm ngay dưới đế loại cày thông thường khi cày.
+ B: Tầng tích tụ: Có màu loang lổ đỏ vàng, tầng này tích tụ các chất hòa tan và các hạt sét từ tầng trên xuống, ngoài ra còn tích tụ một số chất từ nước ngầm đem lên, nên tầng B đất đồng bằng có tích tụ 2 chiều.
+ G: Tầng gơ lây: Có màu xám hoặc xám xanh, nằm sâu thường chua hoặc ít chua.
Bước 3: Quan sát phẫu diện và ghi chép các số liệu vào bảng sau:
3. Báo cáo kết quả thực hành các nhóm
Mẫu báo cáo
Họ và tên …………..
Lớp …………………
4. Kết luận
Học xong bài này, Học sinh cần đạt được:
- Phân biệt được các tầng trên phẫu diện đất.
- Quan sát, nhận xét các tầng trên phẫu diễn đất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, nghiêm túc trong hoạt động khoa học.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
- doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1