Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Qua nội dung Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, các em được tìm hiểu về nguyên nhân, các yếu tố hình thành, phát triển của sâu, bệnh hại: Khí hậu, giống cây trồng, đất trồng, quy trình chăm sóc. Mời các em theo dòi nội dunh bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nguồn sâu, bệnh hại
- Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiểm ẩn trong đất, trong các bụi cây, cỏ ở bờ ruộng
- Sử dụng hạt, giống cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
- Các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh
1.2. Điều kiện khí hậu, đất đai
a. Nhiệt độ môi trường
- Mỗi một loại sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại.
+ Ví dụ:
- Nhiệt độ từ 250 – 300C, độ ẩm cao, nấm phát triển.
- Nhiệt độ từ 450 – 500C, nấm bị chết.
b. Độ ẩm không khí và lượng mưa
- Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm, côn trùng có thể bị chết.
- Nhiệt độ và độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu bệnh trồng qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh hại.
c. Điều kiện đất đai
- Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại.
1.3. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
- Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh => Xử lí hạt giống, cây con trước khi gieo trồng, chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh.
- Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón => Cân đối giữa nước và phân bón, đặc biệt là phân đạm.
- Ngập úng và những vết thương cơ giới => Tưới, tiêu hợp lí, chăm sóc, xới xáo cẩn thận.
1.4. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
- Dịch hại: Bệnh phát triển hàng loạt, xảy ra nhanh chóng, tập trung trong một khoảng thời gian, trên phạm vi rộng và gây tác hại lớn.
- Ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng trên đồng ruộng.
- Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh.
2. Bài tập minh họa
Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?
Hướng dẫn giải:
- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng:
+ Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên ruộng đồng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại, bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất, trong các bụi cỏ, ở bờ ruộng.
+ Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh là nguyên nhân cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Điều kiện phát sinh và phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
Câu 2: Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
Câu 3: Chế độ chăm sóc cây có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:
A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.
C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.
D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
Câu 2: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:
A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.
B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.
C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.
D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.
Câu 3: Nguồn sâu bệnh hại:
A. Sâu non.
B. Trứng, bào tử.
C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.
D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.
Câu 4: Bệnh hại cây trồng do:
A. Nấm
B. Vi khuẩn
C. Vi rút
D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.
Câu 5: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Làm mất nơi cư trú.
B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.
D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này học sinh phải nắm được các yêu cầu sau:
- Hiểu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát, so sánh.
- Có ý thức bảo vệ cây trồng.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
- doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1