Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Nội dung Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa, eLib biên soạn và tổng hợp nội dung bài học, giúp các em tìm hiểu, củng cố kiến thức về sâu bệnh hại đối với cây trồng đã được học. Mời các em cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Ôn lại kiến thức
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Mẫu tiêu bản về sâu, bệnh hại lúa đã đánh số thứ tự.
- Tranh ảnh về sâu, bệnh hại lúa; mẫu vật do học sinh mang đến.
- Thước kẻ, kính lúp cầm tay, panh, kim mũi mác.
2. Quy trình thực hành
a. Các bước tiến hành
- Bước 1: Giới thiệu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu, bệnh hại phổ biến.
a1. Sâu đục thân bướm hai chấm
- Đặc điểm gây hại: Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm nhánh lúa trở lên vô hiệu, nõn héo, bông bạc.
- Đặc điểm hình thái:
+ Chú thích: (a)Trứng (b) Sâu non (c) Nhộng (d) Trưởng thành (e) Bộ phân bị hại
+ Trứng:
- Hình dạng: Hình bầu dục xếp thành từng ổ.
- Kích thước: To bằng hạt đậu tương có phủ lớp lông tơ màu vàng.
+ Sâu non: Màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu vàng nâu
+ Nhộng:
- Màu vàng tới nâu nhạt
- Mầm đầu dài hơn mầm cánh
+ Trưởng thành:
- Đầu ngực và cánh màu vàng nhạt gần giữa cánh trước có một chấm đen
- Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu để đẻ trứng
a2. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
- Đặc điểm gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó và ăn phần xanh của lá.
- Đặc điểm hình thái:
+ Chú thích: (a)Trứng (b) Sâu non (c) Nhộng (d) Trưởng thành (e) Bộ phân bị hại
+ Trứng (6-7 ngày): Sâu đẻ trứng ở hai mặt của lá lúa (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá):
- Hình dạng: Trứng hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ.
- Màu sắc: Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
+ Sâu non (15-25 ngày):
- Khi mới nở có màu trắng trong.
- Đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn có màu xanh.
- Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng.
+ Nhộng (6-8 ngày):
- Màu vàng nâu, có kén tơ rất mỏng màu trắng.
- Nhộng thường vũ hóa về đêm.
+ Trưởng thành(2-7 ngày):
- Màu vàng nâu.
- Trên cánh trước và cánh sau có hai vân ngang hình nàn sóng màu nâu sẫm chạy dọc mép cánh.
- Đường vân ngoài to đậm màu, đường vân trong mảnh nhạt màu hơn.
a3. Rầy nâu hại lúa
- Rầy nâu là đối tượng sâu hại chủ yếu trong vụ lúa xuân ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc. Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, rầy nâu có thể gây thành dịch trên diện rộng hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ bông đến chín đỏ đuôi.
- Đặc điểm gây hại: Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Các lá phía dưới,nếu nhẹ thì bị héo, hạt lúa bị lửng lép, nặng gây nên hiện tượng "cháy rầy", cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn.
- Đặc điểm hình thái:
+ Rầy trưởng thành:
- Màu nâu tối.
- Gồm 2 đôi cánh: Đôi cánh dài phủ quá bụng, đôi cánh ngắn dài tới 2/3 thân.
+ Rầy non: Rầy non màu vàng xám, 2 - 3 tuổi màu vàng nâu.
+ Trứng: Hình quả chuối tiêu trong suốt. Trứng đẻ thành từng ổ, 5 - 12 quả/ổ nằm sát nhau.
- Bước 2: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
a4. Bệnh bạc lá lúa
- Đặc điểm gây hại:
+ Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.
+ Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá. Trên giống nhiễm, vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá.
a5. Bệnh khô vằn
- Đặc điểm gây hại:
+ Do nấm gây ra: Trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2-3 cm. Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh.
+ Bệnh này phát sinh, phát triển quanh năm, nhưng nặng nhất là vào mùa thu và mùa hè. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát triển.
+ Vết bệnh leo lên phiến lá đòng làm bông lúa có thể bị lép lửng từ 30-50%.
a.6 Bệnh đạo ôn
- Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Carava, loại nấm này có thể lây nhiễm bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa.
- Bệnh thường hại các bộ phận trên lá, cổ bông, đốt thân:
+ Trên lá: Đầu tiên là những vết nhỏ màu xanh, dần dần bệnh phát triển thành hình thoi, rìa màu nâu đỏ, giữa bạc trắng. Các vết bệnh này có thể liên kết với nhau thành các mảng lớn hình thù không rõ rệt.
+ Trên cổ bông: Đoạn cổ giáp tai lá hoặc sát hạt thóc có những điểm màu nâu xám, vết bệnh to dần bao quanh cổ bông làm cổ bông bị héo, bông lúa bị bạc trắng hoặc lép lửng. Trường hợp bị muộn hoặc nhẹ, cổ bông không bị bệnh nhưng từng gié lúa có thể bị bệnh.
+ Trên đốt thân: Các đốt thân ở gần gốc bị bệnh mục ra làm cho cây bị đổ.
Bước 3: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
3. Báo cáo kết quả thực hành các nhóm
Các nhóm lần lượt đánh giá báo cáo kết quả thực hành
Mẫu báo cáo
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các yêu cầu:
- Có khả năng nhận biết được một số sâu bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
- doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
- doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
- doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
- doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
- doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
- doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
- doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
- doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
- doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
- doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
- doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
- doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1