Nội dung Bài luyện tập 4 củng cố lại các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí... Tổng kết lại mối quan hệ giữa khối lượng chất, thể tích khí; Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiểu các hiện tượng trong thực tế.
Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm). Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu cách tính theo phương trình hóa học.
Nếu biết công thức hóa học của một chất, em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó. Ngược lại, nếu biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất, em có thể xác định được công thức hóa học của nó.
Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết bao nhiêu, hoặc nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học Tỉ khối của chất khí.
Trong tính toán hóa học, chúng ta phải thường xuyên chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự chuyển đổi này thông qua bài giảng Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân, đo, đong, đếm chúng được. Nhưng trong Hóa học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử, phân tử và khối lượng, kích thước, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà hóa học đã đề xuất một khái niệm cho các hạt vi mô, đó gọi là Mol (đọc là "Mon")
Nội dung bài luyện tập 3 củng cố các kiến thức về hiện tượng vật lí, hóa học, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập phương trình hóa học.
Nội dung bài học Phương trình hoá học tìm hiểu về khái niệm, các bước lập phương trình hoá học; Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
Khi đốt 1Kg than thì lượng sản phẩm tạo thành có bằng 1Kg hay không? Nếu bằng mắt thường các em sẽ thấy rằng chúng không bằng nhau. Nhưng theo cơ sở khoa học thì người ta đã chứng minh bằng nhau. Như vậy chứng minh bằng cách nào? Tiết học này các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về Định luật bảo toàn khối lượng.
Bài thực hành 3 trình bày các bước tiến hành và kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) và Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong). Từ đó giúp các em chuẩn bị các kĩ năng cho phần thực hành trên lớp như Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên; Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học; Viết tường trình hoá học.
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác. Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra… Cụ thể ta tìm hiểu trong bài giảng sau về Phản ứng hóa học.
Nội dung bài học Sự biến đổi chất tìm hiểu về Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác; Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
Bài học này trình bày nội dung: Bài luyện tập 2. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 8, eLib sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
Như đã nói ở bài giảng Công thức hóa học, nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập được công thức hóa học của hợp chất.
Ở bài học trước ta đã biết chất được tạo nên từ các nguyên tố, Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ hai nguyên tố trở lên. Như vậy dùng các kí hiệu của nguyên tố ta có thể viết nên công thức hóa học để biểu diễn chất. Nội dung bài học hôm nay sẽ cho biết cách ghi và ý nghĩa của công thức hóa học.
Nội dung bài luyện tập là hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử. Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
Đứng trước những bông hoa có hương, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo chúng ta rằng, phải có chất thơm lan tỏa từ trong ra không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm đang chuyển động. Sau đây các em sẽ làm các thí nghiệm về sự lan tỏa của chất để biết được phân tử là hạt hợp thành hợp chất.
Các em có thể đặt câu hỏi: "Làm sao học hết được hàng chục triệu chất khác nhau?" Không phải băn khoăn về điều đó, các nhà hóa học đã phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, Bài học hôm nay sẽ giới thiệu sự phân loại của chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.
Trên nhãn hộp sữa ghi rõ từ Canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất Canxi có lợi cho xương. Thực ra phải nói Trong thành phần sữa bò có nguyên tố hóa học Canxi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về nguyên tố hóa học.
Nội dung bài học nói đến các khái niệm về nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, các loại hạt cơ bản cấu thành nguyên tử. Ta biết mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế các chất được tạo từ đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học sau.