Soạn bài Vợ nhặt Ngữ văn 12 đầy đủ

Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Qua truyện ngắn này, Kim Lân tiếp tục thể hiện rõ những đặc trưng trong phong cách của một nhà văn chuyên viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam, qua đó bộc lộ một tấm lòng thuần hậu nguyên thủy, luôn đi về với đất với người. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Vợ nhặt Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

  • Phần 1: từ đầu đến tự đắc với mình : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.

  • Phần 2: tiếp đến đẩy xe bò về: Tràng hồi tưởng lại cảnh hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng

  • Phần 3: tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng: Tình thương của người mẹ nghèo khó

  • Phần 4: phần còn lại: buổi sáng hôm sau và niềm tin vào tương lai tương sáng

=> Mạch truyện được dẫn dắt xoay quanh sự việc trung tâm là anh Tràng nhặt được vợ

2. Soạn câu 2 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng một người đàn bà xa lạ về nhà vì trong thời buổi đói kém, miếng ăn cũng không đủ no, chẳng ai nghĩ đến chuyện lập gia đình

- Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo:

  • Người ta lấy vợ, còn Tràng nhặt được vợ

  • Đám cưới thiếu mọi lễ nghi cần thiết, lời cầu hôn chỉ là câu nói đùa vu vơ, sính lễ chỉ là 4 bát bánh đúc và chiếc thúng con

  • Sau 2 lần gặp gỡ, Tràng và người đàn bà xa lạ đã nên duyên vợ chồng

  • Đám cưới diễn ra trên nền cảnh đám ma

=> Tình huống truyện đó đã góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm:

  • Lên tiếng tố cáo xã hội hủy diệt sự sống, hạ thấp giá trị con người

  • Trong cùng cực đói khát, những người dân lao động vẫn hướng về sự sống, khát khao hạnh phúc và tin vào tương lai

3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Giải thích nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung và tư tưởng của tác phẩm: “nhặt” đi liền với những thứ không ra gì, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, hoàn cảnh nào, “vợ” lại là sự trân trọng, người vợ có vị trí quan trọng trong gia đình, người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn Tràng do nhặt nhạnh mà thành

- Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng, ta thấy tác giả đã

+ Làm nổi bật tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945

+ Phơi bày tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo, khi mà vấn đề cái đói, miếng ăn trở thành vấn đề sinh tử

4. Soạn câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

+ Khi quyết định lấy vợ: ban đầu Tràng chỉ nói đùa có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, thấy thị về thật Tràng chợn, nghĩ: thóc gạo này…đèo bòng nhưng cuối cùng hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ! → quyết định chóng vánh, dễ dàng, không suy nghĩ gì nhiều vì khao khát có vợ còn lớn hơn cả nỗi sợ về cái đói khát.

+ Tràng vừa ngượng ngùng vừa hạnh phúc, hãnh diện, tự hào (bật cười, thích ý, mặt cứ vênh lên tự đắc với chính mình,…) khi dẫn thi đi ngang qua xóm ngụ cư.

+ Buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ: cảm nhận niềm hạnh phúc người êm ái lửng lơ; ngạc  nhiên, cảm động khi thấy nhà cửa thay đổi dưới bàn tay của vợ và mẹ; thay đổi về tình cảm bỗng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà, thay đổi về suy nghĩ bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…cho vợ con sau này; muốn hành động ngay hắn xăm xăm chạy ra…tu sửa lại căn nhà; ngoan ngoãn trong bữa cơm và mong ước về cuộc sống no ấm trong óc Tràng…lá cờ đỏ bay phấp phới. → Hạnh phúc gia đình đem lại những chuyển biến lớn lao trong con người Tràng.

=> Con người trở nên trưởng thành hơn, sống trách nhiệm với những yêu thương, ước mong gắn bó, xây đắp hạnh phúc gia đình.

5. Soạn câu 5 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

+ Ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà, lại chào bà là “u”. Khi hiểu ra đó là vợ Tràng, bà “cúi đầu nín lặng”, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.

+ Tủi hờn cho thân mình, tủi hờn cho đứa con tội nghiệp lấy vợ giữa nạn đói kinh hoàng.

+ Thấu hiểu và thương xót cho hoàn cảnh éo le của con dâu, trân trọng hạnh phúc của con trai, ước ao các con vượt qua được nạn đói.

+ Tươi tỉnh, vui vẻ, phấn chấn, lạc quan trong buổi sáng hôm sau: xăm xăm dọn dẹp nhà cửa cùng con dâu, nói toàn chuyện vui chuyện làm ăn. Chuẩn bị nồi “chè khoán” nhưng vị đắng chát của “chè” và tiếng trống thúc thuế khiến bà cụ tủi hổ, lo âu rơi nước mắt.

=> Cụ Tứ là bà mẹ nông dân nghèo khổ nhưng chan chứa tình yêu thương con, giàu lòng nhân hậu, giàu niềm lạc quan tin tưởng và là chỗ dựa cho các con.

6. Soạn câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo

  • Ngôn ngữ giản dị, thuần hậu, mang lời ăn tiếng nói của người nông dân vào văn chương

  • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM