Soạn bài Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12 đầy đủ

Mời các em tham khảo bài soạn Thực hành hàm ý trong chương trình Ngữ văn 12 dưới đây. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 79 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a.

- Lời đáp A Phủ thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

- Lời đáp đó thừa thông tin về công việc dự định và niềm tin của A Phủ về việc bắt hổ.

- Cách nói của A Phủ khôn khéo nhằm chuộc tội và làm giảm cơn giận của Bá Tra.Câu trả lời nhiều hàm ý

b.

Khái niệm: Hàm ý là những nội dung ý nghĩ không nói ra trực tiếp  nhưng vẫn có ý định truyền tải đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh và tình huống giao tiếp để hiểu đúng, hiểu hết ý người nói.

2. Soạn câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a. Câu nói của Bá Kiến “ Tôi không phải là cái kho”  Có hàm ý: từ chối cho tiền

- Cách nói  như thế vi phạm phương châm cách thức nói rõ ràng rành mạch

b.Chúng ta thấy rõ trong ngữ liệu SGK lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến  có những câu dạng câu hỏi, nhưng những câu đó thực hiện hành động nói hướng tới đối tượng hay là một hành động chào của kẻ trên. Kiểu giao tiếp như vậy cũng là hàm ý

- Lược lời thứ nhất hàm ý là không muốn cho vì không có nhiều tiền ( cái kho- biểu tượng của của cải, tiền bạc)

- Lượt lời thứ hai ý nói Chí Phèo là đồ ăn bám

c. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo thì Chí không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong lời Bá Kiến, điều đó là hàm ý và được thể hiện rõ ở lượt lời cuối cùng “ Tao muốn làm người lương thiện”

3. Soạn câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a.

- Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động ngăn cản.

- Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém.

b. Bà đồ không chọn cách nói thẳng để tránh gây mất lòng chồng và cũng để hàm ý trêu chọc ông.

4. Soạn câu 4 trang 81 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Chọn câu D là câu trả lời đúng.

⇒ Cách thức tạo câu có hàm ý:

Để có một câu hàm ý người ta thường dùng cách nói vi phạm 1(hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó: sử dụng các hành động nói gián tiếp,  chủ ý vi phạm phương châm về lượng, nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu, hay vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài giao tiếp, vi phạm phương châm cách thức nói mập mờ vòng vo.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM