Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12 đầy đủ

Bài soạn Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, các em hãy tham khảo bài soạn của eLib dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 192 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Từ trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã nhiều lần “xê dịch” đến với các vùng thượng, hạ lưu sông Đà. Ông đã có dịp quan sát từ máy bay, trong vai nhà nhiếp ảnh; từng xem nhiều loại bản đồ, đọc và nghiên cứu các tài liệu viết về sông Đà. Và đặc biệt, sau Cách mạng, ông đã có dịp đi thực tế Tây Bắc, nơi thượng nguồn sông Đà.

- Tác phẩm Người lái đò sông Đà cũng đã thể hiện điều này:

+ Tác giả đã miêu tả sông Đà với tất cả những chi tiết rất cụ thể, sinh động, và rất thực tế.

+ Tác giả miêu tả từ nhiều góc độ quan sát: từ trên máy bay để thấy sông Đà như một sợi dây thừng.

2. Soạn câu 2 trang 192 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

-  Tìm đến sông Đà, Nguyễn Tuân trước hết phát hiện ở con sông vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. Đoạn văn trích tập trung miêu tả cái hung bạo của con sông qua cảnh thác nước và trận địa đá trên sông Đà:

+ Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: Mặt sông quãng ấy lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời (so sánh: vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu, quan sát, hình dung: khoảng cách nhẹ tưởng như đứng từ bờ này ném nhẹ hòn đá sang tờ bên kia… Nhưng cảm giác mà tác giả muốn truyền cho người đọc rất ấn tượng: ngồi trong khoang đò quang ấy, mùa hè cũng cảm thấy lạnh, nhà văn nói cái hẹp, cái tối của vách đá bờ sông để tôn lên sự hùng vĩ hiểm trở của lòng sông Đà quãng lòng sông hẹp…). Tác giả đã sử dụng biện pháp tô đậm, cường điệu.

+ Khi miêu tả ghềnh sông, Nguyễn Tuân sử dụng cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất kì người lái đò nào qua đấy. Tác giả dùng biện pháp vừa cường điệu vừa nhân hóa.

+ Đoạn miêu tả những hút nước trên sông được Nguyễn Tuân tái hiện những cảm giác mạnh dành cho kĩ xảo điện ảnh…. Tất cả chứng tỏ khả năng quan sát và sự hình dung, liên tường tuyệt vời. ở đây, tác giả dùng những biện pháp so sánh, thể nghiệm.

--> Tóm lại, bằng các biện pháp nhân hóa, so sánh, tô đậm, phối hợp với việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình, những liên tưởng kì thú, táo bạo, khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực: nghệ thuật, võ thuật, quân sự những câu văn có sức nén, sức dồn, độ căng, độ dãn đã giúp Nguyễn Tuân khắc họa một cách ấn tượng về một con sông hung bạo, người đọc có thể hình dung con sông Đà như có một linh hồn, một thứ thiên nhiên mà có nhiều lúc như Nguyễn Tuân nói : trông nó ra thành “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” của con người Tây Bắc, gợi liên tưởng tới câu đồng giao về thần sông, thần núi trong truyện cỗ:

"Núi cạo sông hãy còn dài

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen."

3. Soạn câu 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Sông Đà trữ tình, “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện dưới mây trời Tây Bắc đang nở hoa ban, hoa gạo tháng 2 và cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Sau này, Nguyễn Tuân tiếp tục so sánh “sông Đà như một áng tóc tuôn dài ngàn ngàn, vạn vạn sải”, Chỉ một so sánh độc đáo ấy nguyễn Tuân là hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một con sông có vẻ đẹp kiều diễm, duyên dáng, dịu dàng mềm mại. tha thướt như một nàng thiếu nữ mà mây trời khói núi Tây Bắc trang điểm làm diễm lệ thêm vẻ đẹp của dòng sông.

- Sông Đà gợi cảm:

+ Con sông như một cố nhân gần gũi, thân thiêt tri âm tự bao giờ.

+ Con sông gợi những niềm thơ: màu nắng tháng 3 Đường thi trong thơ Lý Bạch.

+ Niềm vui khi gặp lại dòng sông.

- Sông Đà hiền hoà, êm đềm, thơ mộng, cảnh thuyền trôi từ từ trên dòng sông, cảnh ven sông lặng tờ như cái êm đềm có tự ngàn xưa nguyên xơ, thanh bình, tươi sáng, yên tĩnh, thanh vắng. Tác giả như dẫn người đọc vào một thế giới cỗ tích tuổi xưa, như trở về với khoảnh khắc của thưở tiền sử hoang dại, hồn nhiên…

4. Soạn câu 4 trang 192 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Khai thác vẻ đẹp, tính cách nghệ sĩ của người lái đò trong nghề nghiệp của mình. Đó là người lái đò thành thục, lão luyện một “tay lái ra hoa”, một nghệ sĩ trên lĩnh vực chèo đò vượt thác. Biểu hiện:

+ Dấu ấn nghề nghiệp in trong vóc dáng, ông đò có một ngoại hình khá độc đáo, đúng là người của sông nước (dẫn chứng). Có lẽ dấu ấn nghề nghiệp ăn sâu vào máu thịt, xương cốt con người, lúc nào ông lái cũng trong tư thế chèo đò.

+ Đó là con người có của những cảm giác mạnh mẽ, nguy hiểm, nguy hiểm. Đấy là “chất vàng mười” trong nhân vật của Nguyễn Tuân. Trên sông Đà, cuộc sống, lao động của người lái đò thực sự là một cuộc chiến trên chiến trường sông nước, luôn luôn phải giành giật sự sống từ thiên nhiên. Đó là một nghề yêu cầu con người phải “luôn mắt, luôn tai và cả luôn tim nữa”. Với người lái đò sông Đà, chỉ những đoạn lắm ghềnh, nhiều đá mới gây được cho ông ý vị. Ông than phiền đi trên những khúc sông không có thác thấy dại chân, dại tay và buồn ngủ. Lúc ấy, sông Đà hình như cũng hết cả đậm đà với nhà đò.

  • Con người đò có một trí nhớ dẻo dai, ông thuộc sông Đà như thuộc một trường thiên anh hùng ca, trong đó thuộc cả những dấu chấm than, chấm câu, xuống dòng….

  • Vẻ đẹp, phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò hiện lên rõ nhất ở đoạn viết về trận thuỷ chiến. Đó là cuộc chiến không cân sức giữa người lái đò với sông Đà hung bạo. Người lái đò hiện lên như một “võ sư”, nắm vững binh pháp của thần sông, thần đá, như một tướng trận chỉ huy thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước, lại như một nghệ sĩ xiếc đang thuần phục một con mãnh thú (sông Đà). Trên chiến trường sông nước ấy, người lái đò còn vẹn nguyên tư thế một chiến sĩ quả cảm, tài ba chiến đấu với tất cả sự bình tĩnh, tự tin và lòng dũng cảm….

  • Khi sông nước trở lại thanh bình, mọi nguy hiểm đã qua, ta không thấy ai bàn thêm một lời nào về chiến thắng. Họ coi chuyện ấy vẫn thường xảy ra, rất bình thường, ở đây người đọc vẫn nhận ra “chất Nguyễn” (tức phong cách riêng của Nguyễn Tuân) trong nhân vật Nguyễn Tuân: có chút gì đó hơi khinh bạc tài tử.

5. Soạn câu 5 trang 193 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Gợi ý: Nguyễn Tuân là nhà văn có tài tạo dựng không khí, đem đến cho tác phẩm miêu tả một sự sống động như sự việc đang diễn ra thật, lối thuật kể đầy kịch tính, mạch văn dồn dập, từ ngữ biến hoá làm cho người đọc thấy lôi cuốn, hấp dẫn có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. Nhà văn đã thể hiện một cách tài hoa tất cả các tâm, trí, lực, tất cả sự điêu luyện, tinh xảo nhà nghề của người lái đò. Theo Nguyễn Tuân, chỉ có thứ huân chương lao động siêu hạng mà cuộc sống tặng cho ông đò mới thực sự xứng đáng (dấu tròn ở ngực).

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 193 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Tìm và đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 193 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Đoạn văn tôi thích:

[...] Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuồn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ [...]

- Đoạn văn phân tích và cảm nhận:

Sông Đà qua đoạn chợ Bờ đã không còn những thác đá, những hút nước, những trùng vây thạch trận mà là một con sông Đà trữ tình, mềm mại như dáng hình của người thiếu nữ. Với ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, sông Đà được ví như một áng tóc lại được đặt trong một câu văn rất giàu chất thơ khiến cho ta liên tưởng tới dáng hình của người con gái trẻ trung, duyên dáng với sức sống rạo rực, xuân thì trong mây trời, sương khói của Tây Bắc – một hình ảnh tinh tứ, quyến rũ như dáng chảy trôi mềm mại của con sông. Nhìn ngắm dòng sông Đà ở nhiều thời điểm, thời gian, không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông để rồi ông nhận ra dòng nước biến đổi theo mùa giống như người thiếu nữ thay áo. Đó là “mùa xuân nước sông Đà xanh màu xanh ngọc Bích chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm, sông Lô”. Đó là sắc trong trẻo, tươi sáng, lấp lánh đáng quý của Đà giang và dường như ngay trong cách miêu tả về đặc sắc của màu nước ấy còn mang cá tính của cả một con sông, một sinh thể. Mùa thu nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Đó là một so sánh đầy lí thú. Sông Đà trong thời tiết mùa thu lại được hình dung như tâm trạng của con người bất mãn, bực bội; màu sắc lại được ví như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa. Ấn tượng đọng lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một dòng sông màu mỡ, màu đỏ của phù sa phì nhiêu, là sự giàu có của sức sống mà con sông đang trở nặng để vun đắp cho hai bờ, cho quê hương, cho đất nước này. Tác giả cũng khẳng định chưa bao giờ sông Đà có màu đen như thực dân Pháp đã đưa vào bản đồ của mình để thể hiện tình yêu say đắm với con sông xứ sở và cả sự tôn vinh quê hương, đất nước.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM