Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp đầy đủ Ngữ văn 12

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Thực hành một số phép tu từ cú pháp Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé!. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp đầy đủ Ngữ văn 12

1. Phép lặp cú pháp 

1.1. Soạn câu 1 trang 150 SGK ngữ văn 12 đầy đủ

a) Những câu có lặp kết cấu cú pháp

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

—> Kết cấu cú pháp : thành phần phụ tình thái – chủ ngữ – vị ngữ.

– Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

–> Kết cấu cú pháp : chủ ngữ – vị ngữ – trạng ngữ.

Tác dụng của phép lặp được sử dụng trong đoạn văn trích của Hồ Chí Minh : Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, đồng thời khẳng định thành quả của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.

b) Những câu có lặp kết cấu cú pháp 

- Trời xanh đây là của chúng ta

  Núi rừng đây là của chúng ta.

—> Kết cấu cú pháp : chủ ngữ – quan hệ từ (lả) – vị ngữ.

– Những cánh đồng thơm mát

  Những ngả đường bát ngát

  Những dòng sông đỏ nặng phù sa

—> Kết cấu cú pháp : chủ ngữ – vị ngữ (tính từ hoặc cụm tính từ).

Tác dụng : Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ niềm vui sướng, tự hào khi giành được quyền làm chủ đất nước.

c) Những câu có lặp kết cấu cú pháp 

- Nhớ sao lóp học i tờ.

- Nhớ sao ngày tháng cơ quan.

- Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

—> Kết cấu cú pháp : thành phần phụ cảm thán (Nhớ sao) – cụm danh từ.

Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người cán bộ cách mạng đối với con người và thiên nhiên Việt Bắc.

1.2. Soạn câu 2 trang 151 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a. - Mỗi câu hai vế đối với nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế.

- Số lượng: 4/4.

- Từ loại: Bán/mua (động từ), anh em/ láng giềng (danh từ), xa/gần (tính từ), mực/đèn (danh từ), đen/rạng (tính từ).

b. số tiếng ở hai câu bằng nhau, đối về từ loại, đối về nghĩa.

c. Kết cấu ngữ pháp giống nhau, số tiếng ở hai câu bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và về nghĩa.

d. Lặp cú pháp kết hợp với phép đối trong từng câu.

1.3. Soạn câu 3 trang 151 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

"Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm hôm bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy."

(Việt Bắc – Tố Hữu)

→ Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ đối với cảnh vật và những đại danh của vùng đất Việt Bắc.

2. Phép liệt kê

2.1. Soạn câu 1 trang 152 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a. Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp

Mô hình: hoàn cảnh + thì + giải pháp

Không có mặc + thì + ta cho áo...

→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh.

2.2. Soạn câu 2 trang 152 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

b. Lặp kết cấu cú pháp

Chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ

→ Tác dụng: Vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

3. Phép chêm xen 

3.1. Soạn câu 1 trang 152 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Về vị trí : tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích.

- Về vai trò ngữ pháp : chúng được xen vào trong câu để bổ sung thêm thông tin.

- Dấu câu dùng để tách biệt bộ phận này với các bộ phận còn lại trong câu là dấu phẩy hoặc dấu ngoặc đơn (trong một số trường hợp khác cũng có thể dùng dấu gạch ngang).

- Tác dụng :

+ Trong bài tập a, phần chêm xen có ý biểu thị : thị Nở chẳng những kém về hình thức mà còn “chậm chạp” về trí tuệ.

+ Trong bài tập b, phần chêm xen nhấn mạnh ý : trong bao nhiêu thứ mà Chí Phèo phải đối diện, mà Chí Phèo “ngộ” ra sau trận ốm thì cô độc, sự xa lánh là điều đáng sợ nhất.

+ Trong bài tập phần chêm xen thứ nhất biểu thị sự bất ngờ, phần chêm xen thứ hai biểu thị cảm xúc yêu thương, trìu mến của nhân vật trữ tình đối với cô gái.

+ Trong bài tập c, phần chêm xen nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi” (những người tuyên bố nền độc lập của đất nước Việt Nam). Nhờ phần chêm xen đó, lời tuyên bố có hiệu lực pháp lí và có sức thuyết phục cao.

3.2. Soạn câu 2 trang 152 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp mình -ta quen thuộc của ca dao, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã vượt ra khỏi những cảm xúc riêng tư để chuyển tải một vấn đề lớn của đời sống cách mạng là vấn đề ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân. Cách xưng hô mình – ta mà Tố Hữu sử dụng trong Việt Bắc khiến người đọc liên tưởng đến lời tâm tình của những đôi lứa yêu nhau (ca dao chẳng đã từng sử dụng nhiều lần cách xưng hô này để thể hiện tình yêu nam nữ đó sao !). Và vì vậy, cách xưng hô mình – ta của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã đưa người đọc vào một thế giới tâm tình ngọt ngào của ca dao giao duyên, đậm đà màu sắc dân tộc.

Nhận xét :

Đoạn văn trên sử dụng phép chêm xen (ca dao chẳng đã từng sử dụng nhiều lần cách xưng hô này để thể hiện tình yêu nam nữ đó sao !). Phần chêm xen này nhằm lí giải cho nhận định trước đó. Vì cách xưng hô này từng xuất hiện nhiều lần trong ca dao về tình yêu nên khi nó xuất hiện trong bài thơ Việt Bắc, người đọc liên tưởng ngay đến những lời tâm tình của tình yêu đôi lứa.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM