Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ

eLib mời các em cùng tham khảo bài soạn văn Luật thơ Ngữ văn 12, nội dung bài soạn bổ sung cho mình các kiến thức về cách gieo vần, hài thanh, nhịp điệu của các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thấy được những ảnh hưởng của thơ truyền thống đối với những sáng tác thơ hiện đại và những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo của thơ hiện đại so với thơ truyền thống. Chúc các em học tập hiệu quả!

Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

- Giống nhau:

  • Mỗi câu có năm chữ (tiếng)
  • Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...
  • Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

- Khác nhau:

2. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

-   Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông

   B          B  B      B      B      Bv    B

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

  B    T     T       T     T    B     Bv

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

     T        B      B       T           B       B    T

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

     B   B      B       B      B     T      Bv

  • Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân, đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (các từ in đậm).
  • Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ 2/1/4, 1/3/3.
  • Sự đổi mới, sáng tạo thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thông.

3. Soạn câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

4. Soạn câu 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

-   Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)

    T     T         B    B            B      T   T

Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)

      B    B        B     T       T      B     Bv

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)

     B      B      T    T       B     B   T

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

     T   T    B      B     T    T    Bv

- Chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với Thơ Mới:

+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của vần thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.

+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng 3-4 hoặc 4-3 như trong thơ Đường luật cổ.

+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật Đường thi: Chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai câu 3.

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM