Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 24 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Cường độ dòng điện. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 66 SGK Vật lý 7
a. Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.
b. Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.
c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3).
d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Cách mắc đúng ampe kế: mắc nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện chốt (-) của ampe kế với cực âm của nguồn điện.
Hướng dẫn giải
a) Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế được ghi trong bảng sau:
b) Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.
Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.
c) các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3).
Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).
d) Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.
Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim loại của ampe kế là núm tròn rảnh ở giữa nằm ngay bên dưới gốc quay củà kim chỉ thị.
2. Giải bài C2 trang 67 SGK Vật lý 7
Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ......thì đèn càng........?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Số chỉ ampe kế cho biết dòng điện mạnh hay yếu.
Hướng dẫn giải
Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối).
3. Giải bài C3 trang 68 SGK Vật lý 7
Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a. 0,175 A = ... mA
b. 0,38 A = ... mA
c. 1250 mA=... A
d. 280 mA =... A.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Đơn vị: Ampe– kí hiệu A (mA),
- 1 mA = 0,001 A
- 1A = 1000 mA
Hướng dẫn giải
Ta có:
1 mA = 0,001 A
1A = 1000 mA
a) 0,175 A = 175 mA
b) 0,38 A = 380 mA
c) 1250 mA = 1,25 A
d) 280 mA = 0,28 A
4. Giải bài C4 trang 68 SGK Vật lý 7
Có bốn ampe kế với giới hạn đo như sau:
1) 2 mA
2) 20 mA
3) 250 mA
4) 2 A
Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:
a. 15 mA
b. 0,15 A
c. 1,2 A.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
• Nếu chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn nhiều so với cường độ dòng điện cần đo thì phép đo sẽ kém chính xác.
• Phải chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn so với cường độ dòng điện cần đo.
Hướng dẫn giải
• Nếu chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn nhiều so với cường độ dòng điện cần đo thì phép đo sẽ kém chính xác.
• Nếu chọn ampe kế có GHĐ nhỏ hơn so với cường độ dòng điện cần đo thì ampe kế sẽ bi hư (cháy).
Vì vậy, ta nên chọn ampe kế có GHĐ lớn hơn so với cường độ dòng điện cần đo.
- Chọn ampe kế 2) 20 mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15 mA
- Chọn ampe kế 3) 250 mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15 A
- Chọn ampe kế 4) 2 A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2 A
Có thể chọn vôn kế 2 A để đo cường độ dòng điện 15 mA hay 0,15 A nhưng đọc số chỉ trên ampe kế sẽ kém chính xác vì 2 A lớn hơn nhiều so với 15 mA hay 0,15 A.
5. Giải bài C5 trang 68 SGK Vật lý 7
Ampe kế nào trong sơ đồ hình 24.4 được mắc đúng, vì sao?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Cách mắc đúng ampe kế: mắc nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện chốt (-) của ampe kế với cực âm của nguồn điện.
Hướng dẫn giải
Cách mắc đúng ampe kế: mắc nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực (+) và chốt (-) của ampe kế với cực (-) của nguồn điện.
→ Chỉ có sơ đồ a mắc ampe kế đúng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 19: Dòng điện- Nguồn điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện- Dòng điện trong kim loại
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học