Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 30 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tổng kết chương III Điện Học. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học

I- Tự kiểm tra

1. Giải bài C1 trang 85 SGK Vật lý 7

Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta cần ta cần nắm: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Hướng dẫn giải

Có thể đặt một trong những câu như sau:

  • Thước nhựa bị nhiễm điện khi cọ xát bằng mảnh vải khô.
  • Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
  • Nhiều vật khi được cọ xát thì nhiễm điện.
  • Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật.
  • Cọ xát không phải là cách làm vật nhiễm điện duy nhất.

2. Giải bài C2 trang 25 SGK Vật lý 7

Có những loại điện tích nào? Các loại điện tích nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau?

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về điện tích.

Hướng dẫn giải

  • Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
  • Điện tích khác loại (dương và âm) thì hút nhau.
  • Điện tích cùng loại (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau.

3. Giải bài C3 trang 85 SGK Vật lý 7

Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.

Phương pháp giải

Để đặt câu với các cụm từ ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về cấu tạo nguyên tử.

Hướng dẫn giải

  • Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron.
  • Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron.

4. Giải bài C4 trang 85 SGK Vật lý 7

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- Dòng điện là dòng …. có hướng.

- Dòng điện trong kim loại là dòng…. có hướng.

Phương pháp giải

Để điền từ thích hợp vào chỗ trống ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về khái niệm và quy ước về dòng điện.

Hướng dẫn giải

  • Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  • Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

5. Giải bài C5 trang 85 SGK Vật lý 7

  • Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: Mảnh tôn; Đoạn dây nhựa; Mảnh polietilen (ni lông); Không khí; oạn  dây đồng; Mảnh sứ;
  • Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm:

  • Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

  • Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua

Hướng dẫn giải

Ở điều kiện bình thường, các vật liệu dẫn điện là: Mảnh tôn, đoạn dây đồng.

6. Giải bài C6 trang 85 SGK Vật lý 7

Hãy kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về các tác dụng của dòng điện.

Hướng dẫn giải

5 tác dụng chính của dòng điện là:

  • Tác dụng nhiệt.
  • Tác dụng phát sáng.
  • Tác dụng từ.
  • Tác dụng hóa học.
  • Tác dụng sinh lí.

7. Giải bài C7 trang 85 SGK Vật lý 7

Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện.

Hướng dẫn giải

  • Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A).
  • Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.

8. Giải bài C8 trang 85 SGK Vật lý 7

Đơn vị của hiệu điện thế là gì ? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về đơn vị và dụng cụ đo hiệu điện thế.

Hướng dẫn giải

  • Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V).
  • Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế.

9. Giải bài C9 trang 85 SGK Vật lý 7

Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện; hiệu điện thế.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về nguồn điện và hiệu điện thế.

Hướng dẫn giải

Một số câu có thể đặt là:

  • Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
  • Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó để hở hoặc khi chưa mắc vào mạch.
  • Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai bóng đèn mắc với nguồn điện đó.

10. Giải bài C10 trang 85 SGK Vật lý 7

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

Hướng dẫn giải

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp:

  • Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của dòng điện.
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

11. Giải bài C11 trang 85 SGK Vật lý 7

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.

Hướng dẫn giải

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song:

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.
  • Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.

12. Giải bài C9 trang 25 SGK Vật lý 7

Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần ta cần nắm rõ lý thuyết Vật lý về quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Hướng dẫn giải

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:

  • Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

  • Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

  • Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

  • Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

II- Vận dụng

1. Giải bài 1 trang 86 SGK Vật lý 7

Trong các câu sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?

A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.

B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.

C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa

D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta cần ta cần nắm: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Hướng dẫn giải

Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô sẽ làm thước nhựa dẹt nhiễm điện.

⇒ Chọn đáp án D

2. Giải bài 2 trang 86 SGK Vật lý 7

Trong mỗi hình 30.1 a, b, c, d cả hai vật A, B đều bị nhiệm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích (+ hay - ) cho vật chưa ghi dấu.

Hình 30.1 bài 2 trang 87 SGK Vật lí 7

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta cần ta cần nắm:

  • Có hai loại điện tích.
  • Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

Hướng dẫn giải

  • Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

  • Hai điện tích trái dấu thì hút nhau.

  • Dấu của các điện tích được trình bày như hình sau đây:

Sự tương tác giữa các điện tích

3. Giải bài 3 trang 86 SGK Vật lý 7

Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, cho rằng mảnh ni lông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ta cần nắm: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Hướng dẫn giải

  • Vật nhiễm điện âm nhận thêm electron.
  • Vật nhiễm điện dương mất bớt electron.

Ta suy ra, 

  • Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm vì mảnh ni lông nhận thêm electron.
  • Miếng len bị nhiễm điện dương vì miếng len mất bớt electron (electron dịch chuyển từ miếng len sang mảnh ni lông) nên miếng len thiếu electron (nhiễm điện dương).

Vậy,

  • Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm.
  • Miếng len bị nhiễm điện dương.

4. Giải bài 4 trang 86 SGK Vật lý 7

Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2 , sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

Hình 30.2 bài 4 trang 87 SGK Vật lí lớp 7

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ta cần nắm: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ 30.2c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện: đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.

5. Giải bài 5 trang 86 SGK Vật lý 7

Trong bốn thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng?

Hình 30.3 bài 5 trang 87 SGK Vật lí lớp 7

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ta cần nắm: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Hướng dẫn giải

  • Mạch điện kín gồm các vật dẫn điện mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai cực của nguồn điện. 

    ⇒ Thí nghiệm hình 30.3c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.

6. Giải bài 6 trang 87 SGK Vật lý 7

Có năm nguồn điện loại 1,5V; 3V; 6V; 9V; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao?

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng ta cần ta cần nắm: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Hướng dẫn giải

Dùng nguồn 6V trong số các nguồn là thích hợp nhất vì:

  • Hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.

  • Có thể mắc với nguồn điện 1,5V hoặc 3V, nhưng hai bóng đèn sáng yếu.

  • Không thể mắc với nguồn điện 9V hay 12V vì một hoặc cả hai bóng đèn sẽ cháy dây tóc.

Vậy, dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất.

7. Giải bài 7 trang 87 SGK Vật lý 7

Trong mạch điện có sơ đồ như hình 30.4, biết số chỉ của ampe kế A là 0,35 A; của ampe kế A1 là 0,12 A. số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?

Hình 30.4 bài 7 trang 87 SGK Vật lí lớp 7

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ta cần nắm: Đối với đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.

Hướng dẫn giải

  • Vì mạch điện mắc song song nên ta có: 

I = I+ I2

(cường độ dòng điện trong mạch chính là số chỉ ampe kế A bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ là số chỉ của ampe kế A1  và A)

  • Số chỉ của ampe kế Alà:

 I2= I - I= 0,35 - 0,12= 0,23 (A) 

Vậy, số chỉ của ampe kế Alà I20,23(A) 

III- Trò chơi ô chữ

Hình 30.5 bài 30 SGK Vật lý 7

Theo hàng ngang:

1. Một trong hai cực của pin.

2. Quy tắc phải thực hiện khi sử dụng điện.

3. Vật cho dòng điện đi qua.

4. Một tác dụng của dòng điện.

5. Lực tác dụng giữa hai điện tích cùng loại.

6. Một tác dụng của dòng điện.

7. Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài.

8. Dung cụ dùng để đo hiệu điện thế.

Từ hàng dọc là gì?

Hướng dẫn giải

Đáp án hình 30.5 bài 30 SGK Vật lý 7

Từ hàng dọc: DÒNG ĐIỆN

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM