Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 21 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 58 SGK Vật lý 7
Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên hình này
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
- Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện
Hướng dẫn giải
Ta thấy mạch điện gồm: 2 pin nối tiếp: 1 công tắc ở vị trí ngắt, 1 bóng đèn.
Sơ đồ mạch điện được vẽ như sau:
2. Giải bài C2 trang 58 SGK Vật lý 7
Hãy vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ đã cho ở câu C1 bằng cách thay đổi vị trí các kí hiệu trong sơ đồ này:
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
- Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện
Hướng dẫn giải
Một số sơ đồ vẽ mạch điện khác cho câu C1:
3. Giải bài C3 trang 58 SGK Vật lý 7
Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Chiều dòng điện (được biểu diễn bằng mũi tên) là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. (Đi ra cực dương qua các thiết bị rồi đi vào cực âm)
- Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
- Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện
Hướng dẫn giải
Khi lắp mạch xong, học sinh đóng khóa K để mạch kín khi đó đèn sẽ sáng.
(Tiến hành thí nghiệm trên lớp.)
4. Giải bài C4 trang 59 SGK Vật lý 7
Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyến có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Hướng dẫn giải
- Electron tự do trong kim loại dịch chuyển về phía cực dương của nguồn.
- Dòng điện trong mạch có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng điện tới cực âm của nguồn điện.
- Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
5. Giải bài C5 trang 59 SGK Vật lý 7
Hãy dùng mũi tên như trong sơ đồ mạch điện hình 21.la để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1b, c, d.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Hướng dẫn giải
- Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
-
Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.
-
Vậy, ta biểu diễn chiều dòng điện như trên sơ đồ như sau:
6. Giải bài C6 trang 59 SGK Vật lý 7
Hãy tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin thường dùng dạng ống tròn, vỏ nhựa (hình 21.2).
a. Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào cho trong bảng trên đây tương ứng với nguồn điện này? Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin?
b. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:
- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Hướng dẫn giải
a) Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào cho trong bảng trên đây tương ứng với nguồn điện này? Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu hay phía cuối của đèn pin?
- Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.
- Kí hiệu của nguồn điện này là:
- Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn (về phía bóng đèn).
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.
Sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện chạy trong mạch điện khi công tắc đóng được vẽ như sau:
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 19: Dòng điện- Nguồn điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện- Dòng điện trong kim loại
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học