Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Khu vực Tây Nam Á bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 32 SGK Địa lí 8
Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Vị trí địa lí Tây Nam Á:
- Giới hạn vị trí lãnh thổ:
+ Nằm giữa khoảng vĩ tuyến 120B đến 420B (quốc gia: Gru-di-a và Y-ê-men)
+ Nằm giữa kinh tuyến 260Đ đến 730Đ (quốc gia: Thổ Nhĩ Kì và )Áp-ga-ni-xtan).
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.
+ Phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuy-ê.
2. Giải bài 2 trang 32 SGK Địa lí 8
Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ kiến thức về sự phân bố các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:
- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000m và 500 -2000m.
- Phía tây nam:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m).
3. Giải bài 3 trang 32 SGK Địa lí 8
Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ kiến thức những khí khăn về tự nhiên cũng như dân cư và xã hội của Tây Nam Á để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Khó khăn:
- Về tự nhiên:
+ Khí hậu:
- Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
- Vùng nội địa bán đảo A-rập hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế của vùng.
+ Sông ngòi: kém phát triển.
+ Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
- Dân cư –xã hội:
+ Khu vực dễ xảy ra tranh chấp xung đột về nguồn tài nguyên dầu mỏ, là miếng mối béo bở mà các nước tư bản luôn dòm ngó, xâu xé ⟹ chính trị bất ổn.
+ Mâu thuẫn nội bộ gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong khu vực.
+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan gây khủng bố, bắt cóc...
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 2: Khí hậu Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- Đất liền và hải đảo
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN